Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nhằm hưởng hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 2025 với chủ đề “Tương Lai của Bảo Tàng trong Các Cộng Đồng Thay Đổi Nhanh Chóng”, chương trình trải nghiệm "Giữ màu di sản" được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Tham gia chương trình, du khách được tham quan tham quan triển lãm chuyên đề "Sáp ong - Sắc chàm", tham gia trải nghiệm vẽ hoa văn sáp ong và nhuộm vải dưới sự hướng dẫn của một số nghệ nhân người dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái.

Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông ảnh 1

Du khách được trực tiếp tham gia trải nghiệm kỹ thuật tạo hoa văn sáp ong.

Chương trình không chỉ đem kỹ thuật tạo hoa văn sáp ong và nhuộm vải từ đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ người Mông đến với công chúng trong và ngoài nước; mà còn đa dạng hóa hoạt động của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, thu hút khách du lịch bằng những trải nghiệm hấp dẫn.

Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông ảnh 2

Du khách được hướng dẫn tận tình cách lấy sáp và sử dụng bút vẽ.

Chị Lý Thị Ninh, người dân tộc Mông, hướng dẫn về cách làm ra màu nhuộm chàm cho du khách: “Lá chàm được ngâm với nước sạch 3 ngày, rồi vớt bã ra, cho vôi vào khuấy đến khi xuất hiện màu vàng hoặc xanh. Sau đó, thêm tro gỗ, cháo, nước và cồn, ủ tiếp 4–5 ngày đến khi sủi bọt”

Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông ảnh 3

Người phụ nữ Mông dùng bút - một loại bút đặc biệt làm từ sừng hoặc xương của động vật, cán bút bằng tre hoặc gỗ, sau đó chấm sáp ong đang nóng chảy để vẽ hoa văn trên vải lanh.

Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông ảnh 4

Chị Lý Thị Ninh bên cạnh một tác phẩm được vẽ hoa văn sáp ong trước khi đi đến công đoạn nhuộm chàm.

Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông ảnh 5

Vải đã vẽ hoa văn được nhúng nhiều lần màu nhuộm, sau đó đem đi phơi, để lộ ra những hoa văn màu trắng trên nền chàm.

“Thuốc nhuộm được pha với lượng nước ít hay nhiều tùy vào mong muốn độ đậm hay nhạt. Màu càng nhạt, lượng nước pha với thuốc nhuộm sẽ càng nhiều và mất nhiều thời gian ngâm và phơi hơn, trung bình sẽ từ 4-5 lần ngâm màu nhuộm. Thời gian hoàn thiện một thành phẩm hoàn chỉnh ít nhất là 1 tuần”, chị Lý Thị Ninh chia sẻ.

Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông ảnh 6

Công đoạn ngâm vải trong hỗn hợp màu chàm, vắt, phơi lặp đi lặp lại trong vòng một tuần.

Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông ảnh 7

Một số sản phẩm sau khi vẽ sáp ong, nhuộm và dụng cụ vẽ của người Mông.

Đặc biệt, sự kiện được thực hiện bởi tình nguyện viên phụ trách dự án người Nhật Bản, bạn Yuka Takada, người đã đưa dự án cũng như những hoạt động trong đời sống văn của những người phụ nữ dân tộc Mông đến gần hơn tới du khách nước ngoài.

Bạn Yuka Takada chia sẻ: “Vào năm 2024, khi có cơ hội tham gia học tập tại Việt Nam và được trải nghiệm trực tiếp cuộc sống sinh hoạt của người Mông tại Mù Cang Chải, cách họ nhuộm vải từng bộ trang phục tỉ mỉ, mình rất thích và mong muốn nhiều bạn bè nước ngoài như mình có thể hiểu hơn về văn hóa các dân tộc thiểu số của Việt Nam”.

Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông ảnh 8

Yuka Takada - tình nguyện viên phụ trách chương trình.

Yuka cũng chia sẻ rằng, mỗi hoa văn được tái hiện trong bộ trang phục của phụ nữ người Mông đều có ý nghĩa khác nhau. Yuka mong muốn những du khách nước ngoài tại Hà Nội có thể được trải nghiệm trực tiếp quá trình vẽ và tạo màu những hoa văn đó.

“Khi mình ngỏ lời muốn tổ chức sự kiện trải nghiệm này, mình đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ những người bạn nước ngoài và cả những người phụ nữ dân tộc Mông. Một phần là mình muốn giữ gìn nghề nhuộm chàm đặc trưng và cũng muốn họ có thêm thu nhập cho cuộc sống”, Yuka Takada bày tỏ.

Hoạt động “Giữ màu di sản” mong muốn lan tỏa tình yêu với các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời nổi bật vai trò của người phụ nữ trong việc gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, cơ hội phát triển sinh kế từ việc giữ nghề.

Bạn Trần Thị Giang, du khách tham gia trải nghiệm chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên mình được tận tay vẽ hoa văn bằng sáp ong và tận mắt thấy quá trình người Mông nhuộm chàm. Với những bạn trẻ chưa có điều kiện trải nghiệm thì đây là cơ hội tốt để có thể tìm hiểu, trải nghiệm một phần cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số”.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã cho thấy vai trò là không gian văn hóa sống, nơi lấy cộng đồng là trung tâm và di sản được tái hiện qua các trải nghiệm tương tác, gần gũi.

Một số hình ảnh trong buổi trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông ảnh 9
Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông ảnh 10
Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông ảnh 11
Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông ảnh 12
Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông ảnh 13
MỚI - NÓNG
Thời tiết những ngày thi tốt nghiệp THPT ở TP. HCM như thế nào?
Thời tiết những ngày thi tốt nghiệp THPT ở TP. HCM như thế nào?
SVVN - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong các ngày thi tốt nghiệp THPT từ 25 đến 28/6, TP. HCM sẽ duy trì mức nhiệt cao vào buổi trưa (31–33°C). Phụ huynh nên chú ý chăm sóc sức khỏe cho thí sinh bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ, vệ sinh, uống đủ nước tránh tình trạng say nắng.

Có thể bạn quan tâm

‘Nhà báo ơi... rất tin dân’ lời nhắn gửi xúc động giữa vùng lũ và hành trình làm báo vì Nhân dân

‘Nhà báo ơi... rất tin dân’ lời nhắn gửi xúc động giữa vùng lũ và hành trình làm báo vì Nhân dân

SVVN - ‘Làm báo không phải để lưu danh thiên cổ’, lời căn dặn của nhà báo lão thành Hà Đăng trở thành kim chỉ nam cho những người làm báo trẻ như Nguyễn Ngân (VTV). Với chị, nhà báo không chỉ là người đưa tin, mà còn là người lắng nghe, thấu cảm và ở bên Nhân dân, dù trong gian khó hay thời khắc sinh tử.
Trăn trở của những cựu thủ khoa trường Báo: Thế hệ trẻ thích nghi với nghề trong thời đại mới

Trăn trở của những cựu thủ khoa trường Báo: Thế hệ trẻ thích nghi với nghề trong thời đại mới

SVVN - Tốt nghiệp thủ khoa lĩnh vực Báo chí - Truyền thông của Học viện Báo chí và Tuyên truyền những năm gần đây, các bạn trẻ đầy trăn trở khi bước vào thị trường lao động với nhiều biến đổi như sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) hay việc các cơ quan báo chí được tinh gọn, sáp nhập. Đây là thách thức không chỉ đối với sinh viên mà còn cả các sĩ tử muốn theo đuổi báo chí phải trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết để thích nghi với nghề trong thời đại mới.
Gặp nhóm bạn GenZ đưa lịch sử đến gần hơn với giới trẻ chỉ qua 41 giây

Gặp nhóm bạn GenZ đưa lịch sử đến gần hơn với giới trẻ chỉ qua 41 giây

SVVN - Vượt qua hơn 68 đội thi, TVC 'Hồi sử' của nhóm Freedom Girls đã xuất sắc giành Quán quân tại cuộc thi 'TVCreate 2025'. Với thời lượng chỉ vẻn vẹn 41 giây, sản phẩm đã gây ấn tượng mạnh mẽ khi làm theo 'đặt hàng' từ Bảo tàng Lịch sử TP. HCM, mang đến một góc nhìn đầy mới mẻ, nơi người trẻ và di sản dân tộc tìm thấy sự kết nối sâu sắc.
Sinh viên khởi nghiệp và những nỗi lo về thuế

Sinh viên khởi nghiệp và những nỗi lo về thuế

SVVN - Với sự sáng tạo và lợi thế từ các nền tảng số, nhiều bạn trẻ đã mạnh dạn xây dựng những mô hình kinh doanh riêng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, đằng sau những câu chuyện thành công được lan tỏa, có một thực tế ít được đề cập: Gánh nặng và nỗi lo về các nghĩa vụ thuế.
Từ cô học sinh nhút nhát đến Trung úy Công an mang hoài bão phục vụ Tổ quốc

Từ cô học sinh nhút nhát đến Trung úy Công an mang hoài bão phục vụ Tổ quốc

SVVN - Trong khoảnh khắc được xướng tên là một trong 20 học viên xuất sắc của Học viện Cảnh sát nhân dân và được phong hàm Trung úy tại Lễ tốt nghiệp, Ngô Thị Ngọc Ánh không giấu nổi niềm xúc động. Với cô gái trẻ ấy, đây là sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ suốt 5 năm dưới mái trường mang sắc phục Công an – hành trình đã tôi luyện nên một người chiến sĩ vừa có bản lĩnh, vừa có khát vọng cống hiến.
Giữ lửa học thuật kỷ nguyên số- Hành trình lan tỏa tri thức bằng tư duy sáng tạo

Giữ lửa học thuật kỷ nguyên số- Hành trình lan tỏa tri thức bằng tư duy sáng tạo

SVVN - Bằng nỗ lực học tập không ngừng, tinh thần vượt khó và tình yêu sâu sắc với tri thức, Nguyễn Quý Khánh Duy ( sinh năm 2000 ) – cựu sinh viên ngành Kỹ thuật điện tại University Southern California (USC, Mỹ) hay Đại học Nam California – đã chinh phục hành trình học vấn đầy gian nan, đồng thời sáng lập kênh YouTube “Vật Lý Chill” nhằm lan tỏa tinh thần học vì đam mê đến cộng đồng học sinh Việt Nam.