Cần tăng cường tính sáng tạo và linh hoạt trong lĩnh vực giáo dục

SVVN - Ngày 15/10, Hội nghị UNICEF – ASEAN về “Chuyển đổi kỹ năng số trong lĩnh vực GD - ĐT khu vực ASEAN” đã được khai mạc. Chủ đề năm Việt Nam chủ tịch ASEAN 2020 là “Gắn kết và chủ động thích ứng”, với một trong năm trọng tâm ưu tiên là “thúc đẩy phát triển thịnh vượng trên cơ sở liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng, tận dụng cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0”.

Hội nghị sẽ thúc đẩy khả năng thích ứng, tăng cường tính sáng tạo, chủ động và linh hoạt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thông qua các cách tiếp cận kỹ thuật số và khai thác hợp tác với các đối tác tư nhân. 

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ nói rằng, cần thiết lập một nền tảng chung để chia sẻ tài nguyên kỹ thuật số nhằm thu hẹp khoảng cách tiếp cận giáo dục do chênh lệch công nghệ trong khu vực gây ra. Hội nghị này là sáng kiến của Bộ GD - ĐT Việt Nam, phối hợp với UNICEF và Ban Thư ký ASEAN, với mục tiêu là ghi nhận sự cần thiết phải phát triển kỹ năng số, kỹ năng có thể chuyển giao trong hệ thống giáo dục ASEAN, chia sẻ thực tiễn tốt và nêu bật thách thức; thiết lập đồng thuận giữa các quốc gia thành viên ASEAN để tìm ra giải pháp bền vững, sáng tạo, nhằm tích hợp kỹ năng thông thạo kỹ thuật số cùng kỹ năng có thể chuyển giao trong các hệ thống giáo dục, đồng thời xác định lĩnh vực các quốc gia thành viên và đối tác cùng nghiên cứu và hợp tác.

Cần tăng cường tính sáng tạo và linh hoạt trong lĩnh vực giáo dục ảnh 1 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu khai mạc Hội nghị.

Bộ trưởng cho biết, hơn hai tháng trước, hội nghị AIPA với chủ đề Đối tác Nghị viện về Hợp tác Giáo dục và Văn hóa đã kết luận, ưu tiên cấp bách hàng đầu hiện nay là phải đổi mới giáo dục thông qua chuyển đổi kỹ thuật số để giảm thiểu gián đoạn giáo dục trong tương lai.

“Tại Hội nghị này, chúng ta với tư cách là những người tiên phong sẽ cùng thảo luận, trao đổi cách thức làm thể nào để hình thành sáng kiến kết nối được công nghệ và ý tưởng tốt”, Bộ trưởng đặt vấn đề.

Theo Bộ trưởng, để giải quyết được thách thức này, học sinh, sinh viên và giáo viên cần được tiếp cận không hạn chế ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối, khai thác, tận dụng tri thức của nhân loại.

Để làm được điều này, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy, quản lý phải được phát triển trong trường học, nơi mỗi học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý đều có quyền, khả năng khai thác, sử dụng hệ thống. Nhiệm vụ của chúng ta là tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình này, đồng thời thiết lập một nền tảng chung để chia sẻ tài nguyên kỹ thuật số nhằm thu hẹp khoảng cách tiếp cận giáo dục do chênh lệch công nghệ trong khu vực gây ra.

Theo Bộ trưởng, chúng ta đang tạo ra một tương lai cho tất cả người dân ASEAN, ở mọi lứa tuổi trẻ hay già. Tương lai không chỉ cho những người hiểu biết về công nghệ, mà cho tất cả mọi người.

Chúng ta muốn cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn và chúng ta có trong tay những gì cần thiết để thực hiện được tầm nhìn này, đó là việc chia sẻ kinh nghiệm về năng lực kỹ thuật số, kết hợp các nguồn lực để cùng tạo ra bước nhảy vọt.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.