'Chẳng có bảng xếp hạng đại học nào đáng tin cậy'

0:00 / 0:00
0:00
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Công nghệ y tế thuộc ĐH Kỹ thuật Sydney (Úc), việc các trường đại học nổi tiếng, chất lượng đào tạo được xã hội thừa nhận nhưng có thứ hạng tương đối thấp là thường tình.

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Công nghệ y tế thuộc ĐH Kỹ thuật Sydney (Úc), việc các trường đại học nổi tiếng, chất lượng đào tạo được xã hội thừa nhận nhưng có thứ hạng tương đối thấp là thường tình.

GS Nguyễn Văn Tuấn cho hay, trào lưu xếp hạng đại học trên thế giới chỉ mới xuất hiện khoảng chừng 25 năm trước đây. Bắt đầu từ bảng xếp hạng AsiaWeek, Đại học Giao thông Thượng Hải (1999), rồi đến phụ trang giáo dục đại học của tạp chí Times, QS World University Ranking. Ở Việt Nam, 5 năm trước đã có nỗ lực xếp hạng đại học và công bố bảng xếp hạng, tuy nhiên ngay cả không có bảng xếp hạng thì công chúng cũng đã hình thành một bảng xếp hạng.

Việt Nam cần thiết có bảng xếp hạng đại học

Trên thế giới vẫn có nhiều người nghi ngờ các bảng xếp hạng đại học. Xin hỏi ông là có cần bảng xếp hạng đại học Việt Nam không?

GS Nguyễn Văn Tuấn: Câu trả lời có lẽ sẽ gây ra tranh cãi. Tôi biết sẽ có người cho là không cần thiết các bảng xếp hạng vì các trường đại học Việt Nam vẫn còn ‘non trẻ’ và khoa học chưa đủ bề dày để tính toán. Tôi ghi nhận những nhận định đó. Nhưng cá nhân tôi vẫn nghĩ là cần thiết phải có xếp hạng đại học. Có nhiều lí do để các bảng xếp hạng đại học tồn tại, nhưng tôi nghĩ đến 3 lí do chính sau đây:

Thứ nhất là thị trường và nhu cầu của 'khách hàng'. Việt Nam đã có hơn 150 trường đại học và rất nhiều chương trình đào tạo. Do đó, học sinh sau khi tốt nghiệp trung học đứng trước những lựa chọn và bảng xếp hạng đại học sẽ giúp cho họ và phụ huynh đi đến một quyết định.

Thứ hai, là động lực để cải cách. Có những trường đại học lâu đời và quy mô lớn, được công chúng đánh giá cao, nhưng khi đưa vào tính toán và phân tích khách quan thì lại không được xếp hạng cao. Ở Úc đã xảy ra vài trường hợp như thế, mà theo đó các trường 'trẻ' có hạng cao hơn các đại học có tuổi hơn 120 năm. Kết quả xếp hạng như thế làm cho đại học tụt hạng ngạc nhiên và tìm cách cải tiến cho tốt hơn.

'Chẳng có bảng xếp hạng đại học nào đáng tin cậy' ảnh 1

"Ngay cả khi không có bảng xếp hạng đại học thì công chúng cũng đã hình thành một bảng xếp hạng"- GS Nguyễn Văn Tuấn.

Thứ ba, là tạo ra sự cạnh tranh dẫn đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu tốt hơn. Kết quả xếp hạng là một cách để các đại học tự nhìn lại mình, đối chiếu và so sánh, tìm ra những khía cạnh chưa tốt để cải tiến cho tốt hơn. Do đó, tôi nghĩ bảng xếp hạng đại học có giá trị kích thích sự cạnh tranh, kết quả là sinh viên và xã hội sẽ được hưởng lợi.

Trước đây, bảng xếp hạng đại học do nhóm ĐH Giao thông Thượng Hải (còn gọi là ARWU) thực hiện là để nhằm "đánh thức" và nâng cao năng lực nghiên cứu của các trường đại học Trung Quốc, còn bảng xếp hạng QS thì mang tính thương mại và nhắm đến sinh viên chọn trường. Bảng xếp hạng này của Việt Nam thì chưa rõ mục tiêu, nhưng nhóm muốn đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp với tình hình ở Việt Nam.

Vậy theo ông bảng xếp hạng đại học nên dựa vào những tiêu chí nào? GS Nguyễn Văn Tuấn:

Theo tôi, câu trả lời liên quan đến sứ mệnh của một đại học, bao gồm kiến tạo ra tri thức mới, đào tạo và phụng sự cộng đồng. Từ cách nhìn đó tôi nghĩ có 3 nhóm tiêu chí xếp hạng: nghiên cứu khoa học, giảng dạy và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, nói như thế là đơn giản, vấn đề khó khăn hơn là đề ra những tiêu chuẩn cụ thể và càng khó hơn là tìm trọng số cho mỗi tiêu chuẩn cụ thể. Ví dụ như nếu chúng ta lấy số bài báo khoa học được công bố làm 1 tiêu chuẩn (trong bộ tiêu chuẩn), thì câu hỏi đặt ra là trọng số cho tiêu chuẩn đó là bao nhiêu. Sẽ khó có trọng số hợp lí nếu chưa có những nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Tôi nghĩ đó là một lí do mà tất cả các bảng xếp hạng đại học trên thế giới đều bị phê bình: cơ sở khoa học cho trọng số. Ví dụ như bảng xếp hạng ARWU bị phê bình là tuỳ tiện và chẳng dựa vào phương pháp thống kê và nhóm xếp hạng cũng chấp nhận phê bình này.

Trường nổi tiếng nhưng hạng thấp là thường tình

Theo ông những trường nổi tiếng, chất lượng đào tạo được xã hội thừa nhận nhưng có hạng tương đối thấp, kết quả này có hợp lí không?

GS Nguyễn Văn Tuấn: Vấn đề 'xã hội' là ai? Tôi thấy nếu bảng xếp hạng đại học được thực hiện bài bản và có phương pháp có thể chấp nhận được. Còn kết quả thì có thể làm cho nhiều người ngạc nhiên, nhưng đối với tôi thì không ngạc nhiên. Tôi đã theo dõi và phân tích các ấn phẩm nghiên cứu khoa học từ các trường đại học Việt Nam, và kết quả của chúng tôi cũng rất nhất quán với bảng xếp hạng đại học. Những đại học lâu đời, qui mô lớn, và được nhà nước ưu đãi đầu tư lại là những đại học có năng suất khoa học kém hơn các đại học mới.

Ông có thể cho biết ở nước ngoài, việc xếp hạng được tiến hành như thế nào và tiêu chí ra sao? Các số liệu được thu thập thế nào hay dựa vào số liệu do chính các trường đưa ra và như thế có đáng tin cậy?

GS Nguyễn Văn Tuấn: Có nhiều bảng xếp hạng đại học trên thế giới, trong số này nổi tiếng nhất là ARWU, QS và THE – Times Higher Education. Nhóm AWRU dựa vào 4 tiêu chí chính là số cựu sinh viên tốt nghiệp đoạt giải Nobel và Fields, số giáo sư đoạt giải Nobel và Fields, số nhà khoa học được trích dẫn nhiều lần, số bài báo khoa học trên hai tập san Nature và Science, số bài báo khoa học trên tập san trong danh bạ SCIE, SSCI, và thành tựu của giáo sư và đội ngũ giáo sư.

Ngược lại, thay vì tập trung vào các tiêu chí nghiên cứu khoa học của ARWU, nhóm QS dựa vào sự đánh giá của giới khoa bảng từ các trường khác, số sinh viên tốt nghiệp làm việc trong các công ty toàn cầu, phần trăm giáo sư là người nước ngoài, phần trăm sinh viên là người nước ngoài, tỉ số sinh viên/giáo sư, và số lần trích dẫn tính trên đầu người giáo sư.

Phần lớn giới làm khoa học đều biết rằng những tiêu chí như số lần trích dẫn cao và số công trình 2 tập san danh tiếng Science và Nature là thước đo quan trọng của nghiên cứu khoa học. Giả dụ rằng chúng ta cho trọng số 30% cho những giáo sư có trích dẫn cao và bài báo trên 2 tập san danh tiếng Science và Nature, và trọng số 10% cho các tiêu chí còn lại, thì tổng số điểm của đại học A sẽ là 81.73 và đại học B là 65.56. Theo cách đánh giá này thì đại học A có chất lượng cao hơn đại học B. Ví dụ đơn giản trên cho chúng ta thấy một vấn đề nổi cộm, đó là vấn đề phương pháp xác định trọng số. Câu hỏi then chốt cần đặt ra là làm thế nào để xác định được trọng số cho mỗi tiêu chí?

'Chẳng có bảng xếp hạng đại học nào đáng tin cậy' ảnh 2
Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng).

Chẳng có bảng xếp hạng đại học nào là đáng tin cậy cả. Mối tương quan giữa xếp hạng của các bảng xếp hạng đại học rất thấp, thấp đến độ chẳng có ý nghĩa gì đáng kể. Một số trường trong danh sách Top 50 của ARWU thậm chí có năm không nằm trong danh sách Top 500 của THE. Tính tổng cộng, chỉ có 133 trường nằm trong cả hai danh sách. Phân tích này một lần nữa cho thấy cách xếp hạng của cả hai nhóm không đáng tin cậy. Chính vì tính phi khoa học này nên trong thực tế đã xảy ra chuyện khôi hài như: Năm 2004, ĐH Malaya (một đại học lâu đời nhất của Mã Lai) được THE xếp hạng 89. Trước “tin vui” này, hiệu trưởng trường ra chỉ thị treo biển to tướng ở cổng trường với hàng chữ “University of Malaya a world’s top 100 university”. Nhưng chỉ một năm sau, khi THE xếp hạng lại thì ĐH Malaya tụt xuống hạng 169, dù trong thời gian ngắn đó đại học này chẳng có thay đổi gì về nghiên cứu khoa học hay nhân sự. Hệ quả là sau đó vị hiệu trưởng này mất chức.

Ba yêu cầu cho một bảng xếp hạng đại học Xếp hạng ĐH là một trong những thước đo về chất lượng của trường ĐH đó. Làm thế nào để có thước đo chính xác về phân tầng cũng như xếp hạng ĐH thưa ông?

GS Nguyễn Văn Tuấn: Sẽ không bao giờ có thước đo nào chính xác về chất lượng. Ngay cả khái niệm "chất lượng" trong giáo dục đại học đã khó có thể đi đến một sự đồng thuận. Theo tôi, một cách làm tốt hơn trong việc xếp hạng đại học là thu thập dữ liệu theo thời gian thì mới phản ảnh chính xác hơn cách thu thập dữ liệu chỉ một năm.

Vậy theo ông một bảng xếp hạng đại học phải đáp ứng những điều kiện gì để công chúng có thể tin vào và giới giảng viên chấp nhận?

GS Nguyễn Văn Tuấn: Tôi không dám nói là mình phản ảnh tiếng nói của giới giảng viên đại học nhưng tôi có quan điểm riêng. Quan điểm của tôi là một bảng xếp hạng đại học hợp lí phải đáp ứng 3 yêu cầu: khoa học, phương pháp và phương pháp luận, minh bạch.

Về khoa học, bất cứ bảng xếp hạng nào cũng phải mang tính khoa học, hiểu theo nghĩa phải có nghiên cứu và nghiên cứu phải được công bố. Nghiên cứu khoa học giúp quyết định tiêu chuẩn nào quan trọng và cần thiết, để xác định trọng số, vì nếu không có nghiên cứu thì trọng số sẽ rất tuỳ tiện và không thuyết phục được ai.

Về phương pháp và phương pháp luận, bảng xếp hạng đại học phải dựa trên cơ sở của một phương pháp phân tích thích hợp và phương pháp luận phải được xây dựng trên một cơ sở triết lí vững vàng. Những bảng xếp hạng như QS theo tôi là kém thuyết phục vì phương pháp luận không được đánh giá cao.

Về minh bạch, bất cứ bảng xếp hạng nào nên công bố tất cả số liệu cho mỗi đại học và cách mà họ xử lí số liệu. Trong thế giới khoa học mở ngày nay, minh bạch là điều kiện rất quan trọng. Các bảng xếp hạng về chỉ số hạnh phúc và xếp hạng đại học, người ta đều công bố số liệu cụ thể để độc giả có thể đánh giá và các chuyên gia có thể phân tích.

Link bài gốc: GS Nguyễn Văn Tuấn: “Chẳng có bảng xếp hạng đại học nào đáng tin cậy”

MỚI - NÓNG
Sinh viên ký túc xá vật lộn trong giá rét đầu Đông
Sinh viên ký túc xá vật lộn trong giá rét đầu Đông
SVVN - Rét đậm đầu mùa khiến sinh hoạt của sinh viên tại các ký túc xá ở Hà Nội gặp không ít khó khăn. Từ việc giữ ấm trong phòng, tắm giặt, đến chuyện ăn uống tại căng tin đều trở thành thử thách lớn khi nhiệt độ giảm sâu. Dù đã cố gắng thích nghi, cái lạnh vẫn làm đảo lộn nhịp sống thường ngày của nhiều bạn trẻ.
Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á 2024: Gắn kết vì hòa bình và an ninh toàn cầu
Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á 2024: Gắn kết vì hòa bình và an ninh toàn cầu
SVVN - Lễ khai mạc Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh, đã mang đến một không gian văn hóa và thể thao đặc sắc, để lại dấu ấn đậm nét về tinh thần đoàn kết quốc tế. Sự kiện lần đầu tiên do Bộ Công an Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 6 – 9/12.

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.
Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.
Bí quyết thành công của ThS Vũ Ngọc Quý trong giảng dạy và cuộc sống

Bí quyết thành công của ThS Vũ Ngọc Quý trong giảng dạy và cuộc sống

SVVN - Đằng sau mỗi bài giảng về Điện tử – Viễn thông hay Kỹ thuật Máy tính, ThS Vũ Ngọc Quý không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi gợi niềm đam mê và tinh thần chủ động cho sinh viên. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, anh chia sẻ những bài học quý giá về cách thức biến lý thuyết thành hành động thực tế, giúp sinh viên không chỉ học mà còn áp dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống và nghề nghiệp.
Làm sao để sinh viên không trở thành nạn nhân của lừa đảo online?

Làm sao để sinh viên không trở thành nạn nhân của lừa đảo online?

SVVN - Lừa đảo qua mạng đang trở thành một trong những mối nguy hại lớn nhất với sinh viên, đặc biệt là những ai thiếu kinh nghiệm trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Trong chương trình tuyên truyền tại Ký túc xá Ngoại ngữ (Trung tâm hỗ trợ sinh viên, ĐHQG Hà Nội), các chuyên gia là công an đã chia sẻ những chiêu trò tinh vi của kẻ lừa đảo và cách để sinh viên phòng tránh, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của mình khỏi những mánh khóe trên không gian mạng.