Chuyên gia lý giải việc thí sinh đạt 27 - 28 điểm vẫn có thể trượt đại học

0:00 / 0:00
0:00
Chuyên gia lý giải việc thí sinh đạt 27 - 28 điểm vẫn có thể trượt đại học
SVVN - Nhiều cảnh báo dành cho thí sinh đạt 27 - 28 điểm vẫn có thể trượt đại học, nếu như không tỉnh táo trong đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Điểm chuẩn cao nhất thuộc về trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hoá), ngành Sư phạm Ngữ văn Chất lượng cao, với 30,5 điểm (năm ngoái ngành này lấy 29,25 điểm), tiếp theo là Sư phạm Lịch sử Chất lượng cao, với 29,75 điểm, tăng 5,75 điểm so với năm 2021.

Xếp thứ hai là điểm chuẩn ngành Xây dựng lực lượng Công an nhân dân của Học viện Chính trị Công an nhân dân, lên tới 30,34 điểm với nữ (khối C00).

Đây là năm thứ 2 liên tiếp giữ vị trí đầu bảng của trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), ngành Hàn Quốc học (khối C00) năm nay lấy 30 điểm.

Theo GS. TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) từng lý giải, chỉ tiêu vào ngành học này vốn không cao nhưng nhà trường xét tuyển thẳng hơn một nửa số chỉ tiêu. Đó là lý do vì sao điểm chuẩn cho số thí sinh còn lại xét tuyển vào ngành tăng mạnh.

Tương tự, với trường ĐH Luật Hà Nội, năm nay, ngành Luật Kinh tế (tổ hợp C00) điểm trúng tuyển là 29,25 điểm, kế đó ngành Luật là 28 điểm (tổ hợp C00), cao hơn năm trước từ 0,5 đến 2,5 điểm.

Có thể thấy, hầu hết những ngành học từ 29 đến trên 30 điểm năm nay đều thuộc về khối C00. Với mức điểm như vậy, nhiều thí sinh dù đạt ba điểm 9 hay 10 đều chưa có khả năng đỗ nếu thiếu điểm cộng ưu tiên.

Cụ thể, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, cả nước có 24.318 điểm 10 ở các môn thi tốt nghiệp THPT - gấp 4,1 lần năm 2020, gấp 19,1 lần năm 2019. (Năm 2020, cả nước có 5.965 điểm 10. Năm 2019, số lượng điểm 10 trên cả nước là 1.285). Thầy giáo Nguyễn Tiến Quang, trường THPT Chu Văn An cho rằng, sở dĩ điểm chuẩn các ngành cao một phần do phổ điểm các môn khối Khoa học Xã hội năm nay đều cao và số lượng điểm 10 cũng nhiều hơn hẳn so với các năm trước.

Riêng các môn trong tổ hợp Khoa học Xã hội như Ngữ văn năm nay, 3 thí sinh đạt điểm 10 (Năm 2020, 2 thí sinh được 10 điểm ở môn thi này). Ở môn Địa lý, 227 bài thi được điểm 10 và môn Lịch sử dù được đánh giá đề thi khó, nhưng có tới 266 thí sinh được điểm 10 tăng so với năm trước.

Như vậy, có thể lý giải phần nào đó lý do nhiều thí sinh đạt 27 - 28 điểm vẫn có thể trượt đại học, nếu như không tỉnh táo trong đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.