“Đại học X” lại “tiểu xảo” trong tuyển sinh tại Đà Nẵng

SVVN - Nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên THPT tại Đà Nẵng nhiều ngày qua nhận được nhiều tài liệu “đánh giá chất lượng” các trường đại học tại Đà Nẵng theo kiểu “nói xấu đối thủ” và khéo lèo quảng cáo về mình để thu hút thí sinh.  

"Nâng mình, hạ người”  

Trong lúc nhiều trường đại học tại Đà Nẵng cho phép xét tuyển bằng học bạ THPT, nhiều phụ huynh và học sinh tại Đà Nẵng đã nhận được tài liệu “nhận xét về các trường đại học nên chọn trong mùa tuyển sinh 2020” tại Đà Nẵng. Tài liệu này được gửi thẳng đến phụ huynh, giáo viên THPT, vốn có vai trò quan trọng trong định hướng chọn lựa ngành học cho học sinh, là có chủ ý rõ ràng.

Đáng chú ý, các tài liệu này trình bày kiểu liệt kê tất cả các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, giới thiệu sơ lược về từng trường và đặc biệt nhấn mạnh “Điểm cộng”, “Điểm trừ” của từng trường. Các ưu, khuyến điểm của từng trường, cơ sở vật chất, chương trình học và học phí cũng được liệt kê để người xem so sánh.

“Đại học X” lại “tiểu xảo” trong tuyển sinh tại Đà Nẵng ảnh 1
Thống kê "điểm cộng", "điểm trừ" các trường đại học tại Đà Nẵng trong tài liệu phát tán. (Hình chụp lại tài liệu được nhắc đến trong bài, chỉ dùng để minh họa)

Chưa dừng lại đó, tài liệu này còn tổ chức thang điểm đánh giá với mức cao nhất là 5 điểm cho các tiêu chí: Chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, học phí, độ khó. Trong số này, trường ĐH FPT được chấm điểm cao nhất nhưng ở phần "Độ khó" có chú thích thêm: “Làm cho khó ra trường để bắt học lại nhiều hơn để đóng tiền nhiều hơn”. Xếp thứ nhì là trường ĐH Duy Tân, được chấm với thang điểm khá cao và không có chú thích gì. Trong phần nhận xét về trường này cũng được xếp loại là “xếp đầu bảng tại Đà Nẵng”, vượt trên nhiều đại học tên tuổi như trường ĐH Kinh tế, trường ĐH Bách khoa.

Khi nhận xét về trường ĐH Đông Á, tài liệu này cho rằng: “Ra đời non trẻ từ năm 2009, sau khi được nâng cấp lên từ một trường cao đẳng, đội ngũ giảng viên của ĐH Đông Á thường bị xem là “non về chuyên môn cũng như kinh nghiệm giảng dạy đại học. Lãnh đạo nhà trường nguyên là giám đốc doanh nghiệp tư nhân có quan hệ tốt với chính quyền địa phương nên được ưu ái về đất đai và một số cơ chế mở” (?!).

Hay với trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng: “Mới nghe ai cũng tưởng là một trường công lập chỉ đào tạo Kiến trúc nhưng thực tế là một trường tư thục mới thành lập 2006. Là trường tư nhưng lập lờ tên gọi như trường công lập nên nhiều người học hiểu lầm”. Thậm chí, tài liệu này còn có những nhận xét kiểu “hạ người, nâng mình”: “Dù đông sinh viên nhưng không vì thế mà kết quả đào tạo ngành Kiến trúc và Xây dựng của ĐH Kiến trúc Đà Nẵng lại vượt qua được ĐH Bách khoa hay ĐH Duy Tân"...

Thậm chí, khi cho “Điểm trừ” về trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), tài liệu này cho rằng: “Sinh viên hầu hết thụ động trừ các bạn thuộc Top, học lý thuyết nhiều dẫn tới sinh viên khó tiếp cận công việc ngay khi ra trường. Học phí mới của khoảng 70% chỉ tiêu các ngành của trường lên tới 30 triệu/năm, vào loại cao nhất miền Trung". (?!)

Tài liệu này cũng dụng công tìm kiếm các bài báo, thông tin về sai phạm của một số trường từ nhiều năm trước và đính kèm đường dẫn để phụ huynh… "tham khảo". 

Bí ẩn “Đại học X”

Ngay khi những tài liệu này được phát tán tại Đà Nẵng, ĐH Đà Nẵng đã nhận đình đây là những chiêu trò không lành mạnh trong tuyển sinh. Trang chủ của ĐH Đà Nẵng viết: “Vừa qua, nhiều Quý phụ huynh, học sinh các trường trung học phổ thông ở Đà Nẵng và một số địa phương khác nhận được các tài liệu của trường Đại học (ĐH) X với thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, vừa thiếu khách quan có tính chất “nâng mình, hạ người”; tự cho các trường đại học “điểm cộng, điểm trừ”, qua đó có thể gây tâm lý hoang mang, phân tâm cho các thí sinh trong việc chọn trường, chọn ngành để đăng ký xét tuyển vào đại học giữa lúc dịch COVID-19. Nhiều lãnh đạo các trường, Quý thầy, cô, cựu sinh viên cũng như học sinh, sinh viên và một số báo, trang mạng xã hội đã lên tiếng phê phán cách quảng cáo của trường ĐH X, thể hiện sự không đồng tình với cách làm này, nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh trong tuyển sinh.

“Đại học X” lại “tiểu xảo” trong tuyển sinh tại Đà Nẵng ảnh 2Tư vấn tuyển sinh tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (ĐH Đà Nẵng) năm 2019 .

ĐH Đà Nẵng khuyến cáo: “Quý phụ huynh, học sinh hết sức cảnh giác khi tiếp nhận các tài liệu, thông tin thiếu khách quan và không chính thống như thế này. Trong ngành giáo dục, trước hết phải coi trọng đạo đức của người làm giáo dục và đào tạo. Thông tin phải trung thực, khách quan và chỉ có chất lượng đào tạo mới là con đường ngắn nhất đến trái tim người học và cộng đồng. Do đó, chúng ta hãy nâng cao cảnh giác với thông tin giả mạo, thiếu chính xác và cùng nhau “Nói không với cạnh tranh không lành mạnh trong giáo dục”.

“Đại học X” lại “tiểu xảo” trong tuyển sinh tại Đà Nẵng ảnh 3Học sinh cần những thông tin trung thực từ các trường đại học để định hướng chọn lựa.

Nhiều giáo viên và giảng viên tại Đà Nẵng cho biết, đây không phải lần đầu xuất hiện những chiêu trò kiểu này, gây nhiều hoang mang cho phụ huynh và học sinh. Theo PGS. TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng): Bộ GD - ĐT đưa ra những yêu cầu trong tuyển sinh đồng thời phải kiểm tra và giám sát đồng đều giữa các trường, không phân biệt công lập hay ngoài công lập. Thời gian qua, có tình trạng khá lộn xộn trong xét tuyển và gọi trúng tuyển của một số trường. Thậm chí, một số trường dùng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, sử dụng mạng xã hội để cố tình dìm hàng trường khác. Điều này là không phù hợp với môi trường giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. 

MỚI - NÓNG
Gen Z Hà Nội ‘bắt trend’ thả cá ông Công ông Táo
Gen Z Hà Nội ‘bắt trend’ thả cá ông Công ông Táo
SVVN - Ngày 22/1, Lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời trở nên đặc biệt hơn với màn thả cá một cách có ý thức của giới trẻ Hà Nội. Không chỉ hỗ trợ người dân thả cá an toàn, các tình nguyện viên Gen Z còn thu gom túi nilon, nhắc nhở người dân bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.