Đầu năm học, nơm nớp lo sinh viên bị… lừa

0:00 / 0:00
0:00
Đầu năm học, nơm nớp lo sinh viên bị… lừa
SVVN - Cứ đầu mỗi năm học, các trường ĐH lại lo ngay ngáy tình trạng các trang mạo danh lập ra để lừa đảo tân sinh viên.

Mới đây, trang thông tin của trường ĐH Kinh tế TP. HCM đã thông báo về tình trạng nhiều trang thông tin mạo danh nhà trường: “Hiện nay, có nhiều trang mạo danh thương hiệu của trường nhằm tạo ra những cộng đồng riêng, phục vụ cho những mục tiêu không chính đáng. Nhà trường xin lưu ý các sinh viên ĐH Kinh tế khi tham gia Fanpage, Group page có tên UEH cần phân định rõ ràng và đánh giá mục tiêu chính xác của trang trước khi trở thành thành viên. Ngoài ra, sinh viên khi khai báo profile trang Facebook cá nhân nên chỉ đến trang Fanpage UEH tích xanh (UEH - trường ĐH Kinh tế TP. HCM) để tránh những trường hợp không đáng có xảy ra”.

Đầu năm học, nơm nớp lo sinh viên bị… lừa ảnh 1

Trường ĐH Kinh tế TP. HCM lưu ý sinh viên khi tham gia các trang có tên UEH.

Trước đây, tại trường ĐH Kinh tế TP. HCM từng phát hiện một trường hợp mạo danh nhà trường đăng thông báo tuyển sinh để lừa người học nộp tiền. Hồi tháng 3/2019, một sinh viên của ĐH Kinh tế TP. HCM thấy thông báo tuyển sinh chương trình cử nhân liên kết với doanh nghiệp quốc tế, với học phí 62 triệu đồng trong 2,5 năm, chương trình, còn cam kết 100% đầu ra với tấm bằng cử nhân quốc tế, mức lương từ 10 - 12 triệu đồng/tháng.

Vì thông tin quá hấp dẫn, sinh viên này đã xin tiền gia đình để nhập học. Sinh nghi, gia đình đã liên hệ đến trường thì được phản hồi trường không hề có chương trình đào tạo nào như trên.

Thông thường, sau mùa tuyển sinh và đầu năm học, các trường ĐH đều phải đối mặt với tình trạng hàng loạt các trang thông tin mạo danh nhằm lừa đảo, đối tượng được nhắm đến nhiều nhất là tân sinh viên.

Ngày 3/10 vừa qua, trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) cũng nhận được phản ánh từ một số tân sinh viên của trường nhận được liên hệ đề nghị chuyển khoản…đóng học phí giúp. Có trường hợp còn mạo danh giám đốc một chi nhánh ngân hàng gọi điện đến sinh viên để xác minh khiến nhiều bạn tưởng thật.

Trường ĐH Bách khoa lưu ý sinh viên tuyệt đối không giao dịch, chuyển khoản bất kỳ khoản phí nào với bên thứ ba. Mọi hình thức giao dịch nhà trường chỉ sử dụng một cổng thanh toán và một tài khoản của trường. Sinh viên chỉ nộp học phí qua tài khoản này theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại ngân hàng theo tài khoản của trường.

Ngoài ra, theo nguyên tắc, nhân viên ngân hàng hay cán bộ của trường đều không chủ động liên hệ với sinh viên để hỗ trợ đóng học phí giúp.

Đầu năm học, nơm nớp lo sinh viên bị… lừa ảnh 2

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM từng phải thông báo rộng rãi về trường hợp mạo danh thu phí giao dịch học bổng.

Theo một cán bộ của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, phổ biến nhất là bịa ra các chương trình liên kết quốc tế để “đánh” vào tâm lý của các thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng nào và đang có nhu cầu xét tuyển vào các chương trình ĐH.

Đây là hình thức không mới nhưng với thí sinh mới trả qua kỳ xét tuyển lại rất dễ mắc phải. Các đối tượng xấu lợi dụng sự non nớt, thiếu điều kiện để kiểm chứng, từ đó vẽ ra các chương trình học hấp dẫn nhằm chiêu dụ đóng học phí. Thậm chí còn sẵn sàng hẹn gặp mặt phụ huynh, ăn mặc như những cán bộ trường ĐH để tạo sự tin tưởng.

Một hình thức khác mà các tân sinh viên phải dè chừng là việc giả mạo các trang thông tin của trường để yêu cầu điền thông tin, sau đó sẽ liên hệ trực tiếp để thông báo các khoản học phí yêu cầu phải nộp.

Vừa qua, trên fanpage của trường ĐH Hà Nội đã đăng tải lời cảnh báo lừa đảo đối với các tân sinh viên khi xác nhận nhập học, nhập học trực tuyến. Theo đó, học phí và các khoản thu hộ (bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể) của khóa 2021 - 2025 đều đã được thông báo rõ ràng trên trang chủ của nhà trường. Vì vậy, nhà trường không thu thêm bất kỳ khoản nào khác. Cha mẹ sinh viên và các em không nộp tiền/chuyển khoản cho bất kỳ cá nhân nào gọi điện, nhắn tin yêu cầu thu thêm tiền.

Cuối tháng Bảy vừa qua, Phân hiệu trường ĐH GTVT tại TP. HCM cũng phải ra thông báo khẳng định không thực hiện thông báo học phí đến sinh viên bằng hình thức gọi điện thoại hoặc nhắn tin. Học phí của sinh viên chỉ hiển thị trên trang quản lý đào tạo của từng sinh viên. Nguyên nhân là nhiều sinh viên của trường nhận được điện thoại thông báo các khoản nợ học phí và yêu cầu nộp. Phân hiệu phải khuyến cáo cả sinh viên, học viên cao học lẫn phụ huynh không tiếp nhận và không thực hiện theo hướng dẫn chuyển tiền theo yêu cầu của người lạ.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.