Di sản gốm Nam Bộ ‘chạm’ đến người trẻ

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Không chỉ là những hiện vật nằm im trong viện bảo tàng, gốm Nam Bộ, với vẻ đẹp mộc mạc và câu chuyện văn hóa thú vị, đang dần tìm lại vị thế trong lòng bạn trẻ. Sự kiện 'Gốm Nam Bộ - Dấu ấn trăm năm' đã hé lộ một bức tranh sống động về di sản này, đồng thời cho thấy một tín hiệu đáng mừng, người trẻ đang ngày càng hứng thú khám phá và kết nối với mạch nguồn văn hóa cha ông.

Từ lò gốm cổ Hưng Lợi đến hành trình khám phá của người trẻ

Sức hút của gốm Nam Bộ đối với giới trẻ không chỉ nằm ở vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn ở những lớp lang lịch sử, văn hóa ẩn chứa bên trong. Câu chuyện khai quật lò gốm Hưng Lợi (Q. 8, TP. HCM), do TS Nguyễn Thị Hậu chủ trì hơn hai thập kỷ trước, được chia sẻ tại buổi trò chuyện ngày 24/5, đã mở ra một cánh cửa quý giá để hiểu về "Xóm Lò Gốm" Sài Gòn xưa – một không gian sản xuất rộng lớn không chỉ gói gọn ở Gò Cây Mai như nhiều người vẫn nghĩ.

Đối với nhiều bạn trẻ, việc tìm hiểu về quá trình từ một gò đất hoang sơ bên kênh rạch, qua những cuộc khai quật "vừa học vừa làm" đầy tâm huyết, đến việc phục dựng quy trình sản xuất gốm cổ và công nhận di tích cấp quốc gia, là một hành trình khám phá đầy lôi cuốn. Nó không chỉ là kiến thức khảo cổ khô khan, mà là câu chuyện về sự hình thành và phát triển của vùng đất Sài Gòn - Nam Bộ giai đoạn đầu khai phá, phản ánh qua từng chiếc lu, siêu, ơ, khạp…

Di sản gốm Nam Bộ ‘chạm’ đến người trẻ ảnh 1

TS Nguyễn Thị Hậu (bên trái) giao lưu trực tuyến với khán giả.

Tham gia buổi talkshow, TS Nguyễn Thị Hậu - Nhà khảo cổ học, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM đã lý giải sức sống của gốm Nam Bộ qua nhiều khía cạnh mà có lẽ chính những điều này đang thu hút người trẻ. Đó là câu chuyện bản địa độc đáo. Dù có tuổi đời "trẻ" hơn gốm nhiều vùng khác, gốm Nam Bộ, đặc biệt là gốm Sài Gòn, mang đậm dấu ấn của cộng đồng lưu dân người Hoa với kỹ thuật lò rồng ảnh hưởng từ Trung Hoa, tạo nên bản sắc riêng. Bên cạnh đó là tính ứng dụng và gần gũi.

Ban đầu, gốm Sài Gòn là những chiếc lu chứa nước phục vụ đời sống khai hoang, sau đó là vô vàn sản phẩm tiêu dùng bình dân, dễ đi vào đời sống. Mẫu mã sản phẩm thay đổi liên tục, màu men tươi tắn, đa dạng như men da lươn, da bò, xanh đồng, xanh lam, cách trang trí kín bề mặt nhưng hài hòa, chủ đề phong phú từ con gà dân dã đến điển tích, lịch sử, thậm chí cả những hình ảnh hiện đại. Điều này cho thấy một tinh thần cởi mở, năng động, luôn bắt kịp thị hiếu – một đặc điểm rất "Nam Bộ" mà giới trẻ ngày nay có thể tìm thấy sự đồng điệu.

Sự “hồi sinh” đáng mừng và kết nối thế hệ

Đặc biệt, sự "hồi sinh" của gốm Nam Bộ trong những năm gần đây, như TS Nguyễn Thị Hậu nhận định, chính là minh chứng rõ nét cho thấy sức sống bền bỉ của di sản này. Việc tái tạo các sản phẩm, hoa văn đặc trưng như tô gà Lái Thiêu, hay phát triển tính mỹ nghệ, hiện đại hóa sản phẩm dựa trên nền tảng gốm cổ, đang được nhiều nghệ nhân, chủ lò và cả những người trẻ đam mê tiếp nối.

Di sản gốm Nam Bộ ‘chạm’ đến người trẻ ảnh 2

Triển lãm tại Đường sách TP. HCM thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ.

Di sản gốm Nam Bộ ‘chạm’ đến người trẻ ảnh 3
Di sản gốm Nam Bộ ‘chạm’ đến người trẻ ảnh 4

Sự quan tâm này không chỉ dừng lại ở việc tiêu dùng sản phẩm. Nhiều bạn trẻ chủ động tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, kỹ thuật, ý nghĩa của từng hoa văn trên gốm. Các buổi nói chuyện chuyên đề, các xưởng gốm mở cửa cho khách tham quan trải nghiệm, hay các diễn đàn trực tuyến chia sẻ kiến thức về gốm đang ngày càng thu hút sự tham gia của thế hệ Gen Z. Các bạn trẻ tìm thấy ở gốm không chỉ là một món đồ, mà là một câu chuyện, một kết nối với quá khứ, một niềm tự hào về văn hóa bản địa.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Thị Hậu cũng trăn trở về hiện tượng một số quán ăn cố tình đập mẻ chén gốm, cho thấy việc tìm hiểu và tiếp nhận văn hóa đôi khi cần sự định hướng đúng đắn. Điều này càng nhấn mạnh vai trò của các nhà nghiên cứu, các hoạt động giáo dục di sản trong việc giúp người trẻ hiểu đúng, trân trọng và phát huy giá trị văn hóa một cách có ý thức.

“Di tích khảo cổ và dấu ấn gốm Sài Gòn trong dòng chảy lịch sử” là talkshow mở đầu cho chuỗi triển lãm "Gốm Nam Bộ - Dấu ấn trăm năm", do Quỹ Hoa Sen cùng thư viện số Nguyễn An Ninh phối hợp tổ chức. Với mong muốn đưa di sản đến gần hơn với giới trẻ, sự kiện hứa hẹn mang đến nhiều câu chuyện và kiến thức bổ ích đến với những bạn trẻ có niềm đam mê với gốm. Sự kiện diễn ra từ ngày 24 đến 31/5/2025, tại Đường Sách TP. Hồ Chí Minh, với đa dạng hoạt động.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhóm bạn GenZ đưa lịch sử đến gần hơn với giới trẻ chỉ qua 41 giây

Gặp nhóm bạn GenZ đưa lịch sử đến gần hơn với giới trẻ chỉ qua 41 giây

SVVN - Vượt qua hơn 68 đội thi, TVC 'Hồi sử' của nhóm Freedom Girls đã xuất sắc giành Quán quân tại cuộc thi 'TVCreate 2025'. Với thời lượng chỉ vẻn vẹn 41 giây, sản phẩm đã gây ấn tượng mạnh mẽ khi làm theo 'đặt hàng' từ Bảo tàng Lịch sử TP. HCM, mang đến một góc nhìn đầy mới mẻ, nơi người trẻ và di sản dân tộc tìm thấy sự kết nối sâu sắc.
Sinh viên khởi nghiệp và những nỗi lo về thuế

Sinh viên khởi nghiệp và những nỗi lo về thuế

SVVN - Với sự sáng tạo và lợi thế từ các nền tảng số, nhiều bạn trẻ đã mạnh dạn xây dựng những mô hình kinh doanh riêng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, đằng sau những câu chuyện thành công được lan tỏa, có một thực tế ít được đề cập: Gánh nặng và nỗi lo về các nghĩa vụ thuế.
Từ cô học sinh nhút nhát đến Trung úy Công an mang hoài bão phục vụ Tổ quốc

Từ cô học sinh nhút nhát đến Trung úy Công an mang hoài bão phục vụ Tổ quốc

SVVN - Trong khoảnh khắc được xướng tên là một trong 20 học viên xuất sắc của Học viện Cảnh sát nhân dân và được phong hàm Trung úy tại Lễ tốt nghiệp, Ngô Thị Ngọc Ánh không giấu nổi niềm xúc động. Với cô gái trẻ ấy, đây là sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ suốt 5 năm dưới mái trường mang sắc phục Công an – hành trình đã tôi luyện nên một người chiến sĩ vừa có bản lĩnh, vừa có khát vọng cống hiến.
Giữ lửa học thuật kỷ nguyên số- Hành trình lan tỏa tri thức bằng tư duy sáng tạo

Giữ lửa học thuật kỷ nguyên số- Hành trình lan tỏa tri thức bằng tư duy sáng tạo

SVVN - Bằng nỗ lực học tập không ngừng, tinh thần vượt khó và tình yêu sâu sắc với tri thức, Nguyễn Quý Khánh Duy ( sinh năm 2000 ) – cựu sinh viên ngành Kỹ thuật điện tại University Southern California (USC, Mỹ) hay Đại học Nam California – đã chinh phục hành trình học vấn đầy gian nan, đồng thời sáng lập kênh YouTube “Vật Lý Chill” nhằm lan tỏa tinh thần học vì đam mê đến cộng đồng học sinh Việt Nam.
Hành trình 9 năm theo đuổi ước mơ của cô gái xứ Nghệ

Hành trình 9 năm theo đuổi ước mơ của cô gái xứ Nghệ

SVVN - Từ một cô bé ở làng quê, Nguyễn Thị Thương (sinh năm 2001) đã tự học, tự rèn luyện để trở thành MC Hoài Thương – gương mặt quen thuộc trong hàng ngàn chương trình lớn nhỏ. Không qua trường lớp bài bản, cô bắt đầu từ con số 0, dậy từ 4h sáng đi học, đi dẫn, vượt mọi khó khăn để theo đuổi đam mê. Hành trình ấy là minh chứng rằng: nỗ lực bền bỉ sẽ đưa bạn đến được ước mơ.
Tỏa sáng vẻ đẹp Ngoại ngữ 2025: Gặp gỡ 20 gương mặt thanh lịch vào vòng Chung kết

Tỏa sáng vẻ đẹp Ngoại ngữ 2025: Gặp gỡ 20 gương mặt thanh lịch vào vòng Chung kết

SVVN - Sau hơn một tháng phát động, cuộc thi 'Tỏa sáng vẻ đẹp Ngoại ngữ 2025’ đã chính thức lộ diện 20 gương mặt xuất sắc nhất bước vào vòng Chung kết. Đây là hoạt động trọng điểm chào mừng 70 năm thành lập trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên toàn trường.