Điểm cao, đông thí sinh nhưng nhóm ngành Sức khỏe vẫn tuyển bổ sung

0:00 / 0:00
0:00
Điểm cao, đông thí sinh nhưng nhóm ngành Sức khỏe vẫn tuyển bổ sung
SVVN - Nhóm ngành Sức khỏe (Y khoa, Dược, Răng Hàm Mặt…) luôn có điểm chuẩn cao chót vót và lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đông nhưng năm nay nhiều trường đại học vẫn thông báo xét tuyển bổ sung.

Đến thời điểm này, tất cả các trường đại học chuyên ngành hoặc có mở ngành Sức khỏe đều đã công bố điểm chuẩn và nhiều trường bắt đầu xét tuyển bổ sung. Theo quan sát, dù điểm chuẩn nhóm ngành này cao nhưng năm nay nhiều trường đại học, kể cả trường chuyên ngành lẫn trường tư thục có mở nhóm ngành này, đều phải thông báo xét tuyển bổ sung

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch xét tuyển bổ sung 110 chỉ tiêu cho 5 ngành gồm: Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Kỹ thuật Hình ảnh y học, Khúc xạ Nhãn khoa và Y tế công cộng, với thí sinh trong toàn quốc.

Theo trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đợt xét bổ sung này căn cứ theo lượng thí sinh trúng tuyển đợt 1 xác nhận nhập học của các ngành, một số ngành có tỉ lệ nhập học thấp buộc phải tuyển bổ sung. Năm nay, trường thực hiện xét tuyển chung chỉ tiêu cho cả 2 nhóm thí sinh đại trà và đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Trong khi thực tế, số thí sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng các địa phương gửi về hiện đang thấp hơn chỉ tiêu dự kiến. Do vậy, so với số chỉ tiêu cần tuyển thí sinh nhập học đợt 1 chưa đạt ở một số ngành. Có thể thấy, các ngành “hot” như Y khoa, Dược thường không bao giờ “ế” nên chỉ một số ngành mới tuyển bổ sung.

Điểm cao, đông thí sinh nhưng nhóm ngành Sức khỏe vẫn tuyển bổ sung ảnh 1

Sinh viên ngành Vật lý Y khoa, trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Việc tuyển bổ sung năm 2021 còn nhằm tạo điều kiện và phù hợp với bối cảnh là dịch COVID-19 khiến nhiều thí sinh không thể dự thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 2 của ĐHQG TP. HCM bị hủy.

Trường ĐH Y Dược TP. HCM đã quyết định điều chỉnh phương thức xét tuyển bổ sung vào đại học hệ chính quy năm 2021, xét tuyển cả thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2020 trở về trước.

Theo trường ĐH Y Dược TP. HCM, phương thức xét tuyển bổ sung này áp dụng cho thí sinh thuộc diện đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2021 hoặc thí sinh đã tốt nghiệp THPT nhưng không thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 để tham gia xét tuyển ĐH.

Việc điều chỉnh phương thức xét tuyển này nhằm thay thế cho thông báo số 993/TB-ĐHYD mà trường đã ban hành ngày 6/8/2021. Trường dành 3% chỉ tiêu từng ngành được phân bổ để xét tuyển bổ sung theo phương thức mới. Theo đó, hai ngành có nhiều chỉ tiêu nhất là Dược học (16 chỉ tiêu) và Y khoa (12 chỉ tiêu), các ngành còn lại dưới 10 chỉ tiêu mỗi ngành.

ĐH Huế ổng chỉ tiêu trong đợt xét tuyển bổ sung lần này là 1.822 chỉ tiêu. ít nhất là trường ĐH Y Dược với 30 chỉ tiêu cho một ngành duy nhất là Y tế công cộng.

Khoa Y (ĐHQG TP. HCM) cũng tuyển bổ sung 19 chỉ tiêu cho 3 ngành hệ chất lượng cao là Y Khoa, Dược học và Răng Hàm Mặt. Khoa sẽ xét tuyển thí sinh đã đăng ký đăng ký nhưng không tham dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 do giãn cách xã hội (trong đó có cả các thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2021) và thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi ĐGNL đợt 2 ĐHQG TP. HCM tổ chức đợt 2 năm 2021 nhưng bị hủy vì dịch bệnh COVID-19.

Không chỉ các trường đại học chuyên ngành, nhiều trường đại học tư thục có mở nhóm ngành Sức khỏe cũng gia tăng chỉ tiêu bổ sung. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng xét tuyển bổ sung Ngành Răng Hàm Mặt và Y khoa (22 điểm), Dược học (21 điểm); các ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Kỹ thuật Phục hồi chức năng và Giáo dục Mầm non (19 điểm), Giáo dục Thể chất là (18 điểm). Hay như trường ĐH Nguyễn Tất Thành xét tuyển bổ sung ngành Y khoa, Dược học, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học.

Điểm cao, đông thí sinh nhưng nhóm ngành Sức khỏe vẫn tuyển bổ sung ảnh 2

Y khoa luôn là ngành có điểm chuẩn cao và đông thí sinh đăng ký xét tuyển.

Theo khảo sát của của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ GD-ĐT) về đánh giá việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2020, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm ngành Y – Dược có việc làm cao nhất, lên tới 96,3%. Đây không phải là con số bất ngờ vì nhu cầu nhân lực cho ngành Y tế luôn rất cao, nhất là nhân lực cho các tỉnh.

Sức hấp dẫn của nhóm ngành sức khỏe là ngay sau khi tốt nghiệp được nhiều cơ sở y tế, bệnh viện nhận vào làm ngay. Đây cũng có thể là động lực lớn, đặc biệt là đối với những thí sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Đa phần thí sinh lựa chọn ngành này do định hướng công việc rõ ràng.

Để đáp ứng nhu cầu này, không chỉ các trường đại học chuyên ngành mà cả các trường đại học tư thục, không chuyên cũng mở đào tạo các ngành nhóm Sức khỏe. Nhóm ngành Sức khỏe luôn được xếp vào nhóm ngành “đắt hàng”, năm nào cũng có lượng thí sinh xét tuyển nhiều và điểm chuẩn trúng tuyển luôn thuộc hàng cao nhất.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.