Đội hình gia sư cho các “chiến binh nhí”

0:00 / 0:00
0:00
 Đội hình gia sư cho các “chiến binh nhí”
SVVN - Với tinh thần “hậu phương tiếp sức tiền tuyến”, nhiều bạn sinh viên đã tham gia chương trình “Học cùng chiến binh nhí” nhằm hỗ trợ dạy học cho con em của lực lượng y tế đang ở tuyến đầu chống dịch.

“Học cùng chiến binh nhí” là dự án cộng đồng được khởi xướng và thực hiện bởi Thành Đoàn - Hội Sinh viên TP. Hà Nội cùng với một số đơn vị.

Góp sức cùng tuyến đầu

Ngay từ khi chương trình khởi động, Nguyễn Thái Nhật Duy (năm thứ nhất, ngành Ngôn ngữ Anh, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) đã đăng ký trở thành tình nguyện viên của chương trình. Đến nay, Duy đã làm công việc gia sư được gần một tháng và nhận nhiệm vụ dạy tiếng Anh cho hai em học sinh lớp 9 và lớp 12.

Chia sẻ về lý do tham gia chương trình, Nhật Duy thổ lộ: “Mình muốn giúp y, bác sĩ giảm bớt gánh nặng khi có con đang học online. Đây là hành động dù “gián tiếp” nhưng cũng đóng góp được một phần vào công cuộc đẩy lùi dịch bệnh”. Duy cho biết, gia đình cậu đã phản đối quyết định này nhiều lần vì sợ việc học sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Duy vẫn nộp đơn đăng ký vì cậu xem đây là cơ hội để trả ơn lực lượng y tế đang phải ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh.

 Đội hình gia sư cho các “chiến binh nhí” ảnh 1
Sau khi chương trình kết thúc, Nhật Duy vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn học sinh và phụ huynh khi họ cần.

Trước mỗi buổi học, Duy đều tìm hiểu kỹ giáo trình và lồng ghép những kiến thức phù hợp cho việc ôn thi chuyển cấp của các em. Ngoài ra, Duy còn soạn các báo cáo học tập gửi cho gia đình để họ có thể yên tâm hơn và tập trung cho công cuộc chống dịch.

Duy khẳng định, cậu đã trưởng thành hơn rất nhiều và thay đổi được phong cách sống nhờ việc dạy học: “Đây là công việc đòi hỏi mình phải sáng tạo hết mức. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho mình nhiều niềm vui và kỷ niệm đáng nhớ”.

Đồng hành cùng “chiến binh nhí”

Cùng mong muốn tiếp sức cho lực lượng y tế, Lê Thị Bích Ngọc (năm thứ ba, khoa Ngữ văn, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2) đã trở thành tình nguyện viên của chương trình từ ngày 8/9. Hiện tại, Ngọc đang dạy kèm môn Tiếng Việt cho một bạn học sinh lớp 2, vào hai buổi tối cuối tuần. Chưa từng có kinh nghiệm dạy học cho học sinh tiểu học, đặc biệt là dạy trực tuyến, nên Ngọc đã phải nhờ mẹ là giáo viên tiểu học làm “quân sư” cho mình. Để tạo sự hứng thú cho học sinh, Ngọc thường áp dụng các hình thức giảng dạy mới, đồng thời luôn khen ngợi và động viên để các em có thêm năng lượng học tập.

 Đội hình gia sư cho các “chiến binh nhí” ảnh 2
Bích Ngọc cho biết, đây là cơ hội giúp cô bạn học tập và nâng cao nghiệp vụ.

Vừa học, vừa tham gia tình nguyện nên Ngọc đã học cách quản lý thời gian hiệu quả hơn. Ban ngày, Ngọc tập trung học trực tuyến và làm bài tập trên lớp, đến tối thì dành thời gian soạn giáo án cho các buổi dạy. Nhận thấy chương trình này không chỉ có ý nghĩa mà còn vô cùng phù hợp với thực tế, cô khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng các em học sinh.

Sau một tháng tham gia tình nguyện, Nguyễn Minh Anh (năm thứ nhất, Học viện Ngân hàng) cảm thấy hạnh phúc vì đã hỗ trợ được lực lượng y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Hiện tại, Minh Anh đang dạy kèm môn tiếng Anh cho một bạn học sinh lớp 1. Khó khăn lớn nhất đối với Minh Anh là phải tìm cách truyền tải kiến thức phù hợp đến các em nhỏ. Vì thế, trước mỗi buổi dạy, Minh Anh đều chuẩn bị kỹ bài giảng và cố gắng tạo không gian học tập “mở”, kích thích sự hứng thú để các em chủ động tiếp thu, thay vì “nhồi nhét” kiến thức.

 Đội hình gia sư cho các “chiến binh nhí” ảnh 3
Minh Anh đã học thêm được nhiều kiến thức và kỹ năng mới sau khoảng thời gian dạy học.

Từng là “gia sư bất đắc dĩ” cho các em của mình nên Minh Anh có khá nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học sinh tiểu học. Chứng kiến sự thay đổi của học sinh sau hơn một tháng học tập, Minh Anh cảm thấy rất tự hào. Cô chia sẻ: “Mình dành nhiều thời gian cho công việc hơn là xem phim và lướt web. Chính vì vậy, mình cảm thấy bản thân trở nên hữu ích hơn rất nhiều”.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' xuất quân

Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' xuất quân

SVVN - Sáng ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Lễ xuất quân Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’, mở đầu cho chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ hướng tới Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), với sự tham gia của 550 đại biểu từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Hơn 400 bạn trẻ tham gia Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Hơn 400 bạn trẻ tham gia Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

SVVN - Ngày 22/4, T.Ư Đoàn đã tổ chức họp báo thông tin về Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’. Đây là hoạt động được tổ chức từ ngày 24 - 27/4, nhằm tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi về mục đích, ý nghĩa, giá trị lịch sử và tầm vóc vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ.