SVVN - Những bước chập chững trên hành trình số hoá mảng văn hóa nghệ thuật Việt sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội cho nghệ sĩ Việt trên sân chơi toàn cầu.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu viên Đại học RMIT, ngành công nghiệp sáng tạo của Việt Nam có nguy cơ bị tụt hậu nếu tiến trình số hóa không đuổi kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của môi trường xung quanh.
Trong bốn tháng qua, hai giảng viên Đại học RMIT – Tiến sĩ Emma Duester và cô Michal Teague đã nghiên cứu cách các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật tại Hà Nội khai thác công nghệ kỹ thuật số để phát triển ngành công nghiệp sáng tạo.
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu cách những đơn vị văn hóa nghệ thuật số hóa bộ sưu tập của họ, cũng như những thách thức mà họ đang gặp phải trong quá trình này. Tính đến nay, hai nghiên cứu viên đã phỏng vấn 20 cá nhân và tìm hiểu sâu về hai trung tâm sáng tạo là Không gian Nhiếp ảnh Matca và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Kết quả cho thấy nhiều tổ chức văn hóa nghệ thuật ở Hà Nội chưa trưng bày công khai tác phẩm trên nền tảng số và quá trình số hóa các bộ sưu tập này cũng mới ở giai đoạn sơ khởi.
(Từ trái qua phải) cô Michal Teague và Tiến sĩ Emma Duester - giảng viên Đại học RMIT.
Giảng viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp tại Đại học RMIT Tiến sĩ Emma Duester cho biết: “Thách thức thường gặp đối với các đơn vị văn hóa nghệ thuật ở Hà Nội – mà chúng tôi tin rằng cũng là thách thức chung ghi nhận trên khắp Việt Nam – là thiếu nguồn nhân lực (cả về thời gian và năng lực), thiếu vốn đầu tư, và thiếu trang thiết bị kỹ thuật như máy quét 3D, để số hóa các hiện vật văn hóa một cách bài bản”.
“Những vấn đề này đang cản trở ngành văn hóa nghệ thuật giao lưu quốc tế hay tương tác nhiều hơn với người thưởng lãm trong nước”, bà cho hay.
“Những vấn đề này đang cản trở ngành văn hóa nghệ thuật giao lưu quốc tế hay tương tác nhiều hơn với người thưởng lãm trong nước”, bà cho hay.
Tuy vậy, theo cô Michal Teague - giảng viên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo tại Đại học RMIT, cơ hội đến từ việc số hóa các bộ sưu tập văn hóa nghệ thuật có thể tăng lên gấp ba lần. Thứ nhất, việc số hóa nội dung sẽ tạo cơ hội cho thêm nhiều người có thể truy cập và thưởng lãm các bộ sưu tập văn hóa nghệ thuật, cả truyền thống và đương đại.
Đại học RMIT sở hữu một trong những bộ sưu tập uy tín nhất trên thế giới về nghệ thuật đương
đại Việt Nam. (Trong hình: tác phẩm “Báu vật” của nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Hùng được trưng bày tại cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT)
đại Việt Nam. (Trong hình: tác phẩm “Báu vật” của nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Hùng được trưng bày tại cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT)
“Nền tảng kỹ thuật số cho phép các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa đem đến hình ảnh bao quát hơn về văn hóa Việt Nam đương đại. Với các di sản văn hóa truyền thống, việc trưng bày theo mô hình đương đại qua định dạng số hoá cũng như theo hình thức giám tuyển hiện đại sẽ giúp quảng bá nội dung tốt hơn rất nhiều”, cô Teague nhận định. Thứ hai, với sự dịch chuyển số này, các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa có thể dùng cách riêng ruyền tải thông điệp văn hóa đương đại hay truyền thống Việt Nam. Thứ ba, việc sử dụng các nền tảng kỹ thuật số cho phép mở rộng giao lưu quốc tế hơn. “Điều này có thể giúp người thưởng lãm cũng như giới hoạt động nghệ thuật trên thế giới biết nhiều hơn về lĩnh vực nhiếp ảnh hay phụ nữ Việt Nam chẳng hạn”, cô Teague cho biết.
Tiến sĩ Duester chia sẻ thêm rằng, “việc số hóa nội dung văn hóa sáng tạo ở Việt Nam có thể mang đến cơ hội ‘xuất khẩu văn hoá kỹ thuật số’ trên toàn cầu. Hình thức xuất khẩu văn hóa này vừa rẻ, vừa tức thời hơn”.
Thưởng lãm triển lãm “Không Mây Không Mưa: Lưu giữ nghệ thuật và văn hóa Việt Nam cho
tương lai” miễn phí trên nền tảng Kunstmatrix từ ngày 20/10 đến 27/12/2020.
tương lai” miễn phí trên nền tảng Kunstmatrix từ ngày 20/10 đến 27/12/2020.
Nghiên cứu mà Tiến sĩ Duester và cô Teague vẫn đang thực hiện là nỗ lực mới nhất của RMIT trên hành trình dài lâu nhằm quảng bá nghệ thuật và văn hóa Việt. Thực tế, bộ sưu tập nghệ thuật đương đại của RMIT là một ví dụ nổi bật về số hóa nghệ thuật tại Việt Nam. Phần lớn các tác phẩm trong bộ sưu tập này có thể thưởng lãm trên trang web của RMIT và nhà trường đang cân nhắc chuyển một số tác phẩm sang định dạng 3D. Mục tiêu dài hạn của RMIT là đưa bộ sưu tập này đến nhiều người hơn, để có thể nâng cao nhận thức của công chúng về tầm quan trọng, chất lượng và sự giàu có của nghệ thuật đương đại Việt Nam.
Và đó cũng chính là phần cảm hứng đằng sau triển lãm mang tên Không Mây Không Mưa: Lưu giữ nghệ thuật và văn hóa Việt Nam cho tương lai - sự kiện khai mạc Liên hoan Sáng tạo; Thiết kế Việt Nam 2020 vào ngày 7/11.
Triển lãm gồm 30 tác phẩm do Tiến sĩ Duester và cô Teague giám tuyển sẽ là lần đầu tiên RMIT đưa bộ sưu tập giới thiệu với công chúng ngoài trường. Công chúng có thể thưởng thức triển lãm trực tuyến trên nền tảng số Kunstmatrix hoặc tận mắt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ở Hà Nội.
Triển lãm còn được đồng hành bởi một số hoạt động khác, trong đó có cuộc thi cảm nhận nghệ thuật toàn quốc và tọa đàm với một nghệ sĩ có tác phẩm trưng bày trong bộ sưu tập nghệ thuật đương đại của RMIT cùng các giám tuyển của bộ sưu tập và triển lãm Không Mây Không Mưa.