Giáo dục ĐH Việt Nam gửi gắm gì tại GUC Hamburg 2021?

0:00 / 0:00
0:00
Giáo dục ĐH Việt Nam gửi gắm gì tại GUC Hamburg 2021?
SVVN - PGS. TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) là đại biểu duy nhất của Việt Nam tham dự phiên họp trực tuyến của Hội đồng lãnh đạo đại học toàn cầu Hamburg (GUC Hamburg 2021), với sự tham gia của 45 hiệu trưởng, đại diện cho các trường đại học trên toàn cầu.  

Hội đồng lãnh đạo ĐH toàn cầu Hamburg là sáng kiến của Hội đồng Hiệu trưởng Đức, Quỹ Körber và ĐH Hamburg, với mục tiêu tổ chức những cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo trường ĐH trên thế giới về sứ mệnh cốt lõi của trường ĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa giáo dục ĐH.

Vai trò của trường ĐH trong giảm thiểu biến đổi khí hậu

Chủ đề của GUC Hamburg 2021 là vai trò của các trường đại học và người đứng đầu đối với những thách thức lớn của biến đổi khí hậu và sự phát triển bền vững và ảnh hưởng của COVID-19 đến giáo dục ĐH toàn cầu. Dựa trên các thảo luận của 6 nhóm các nhà lãnh đạo, GUC Hamburg 2021 đã có bản Tuyên bố Hamburg “Đối mặt với những thách thức lớn về biến đổi khí hậu và tính bền vững”, với các vấn đề trọng tâm: Sứ mệnh và bản sắc của các trường; hoạt động giáo dục, dạy và học; nghiên cứu và đổi mới sáng tạo; bền vững trong việc theo đuổi các sứ mệnh cốt lõi...

Giáo dục ĐH Việt Nam gửi gắm gì tại GUC Hamburg 2021? ảnh 1

Giáo dục ĐH đóng vai trò cốt lỗi trong thúc đẩy giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Các trường ĐH ngày càng có vai trò quan trọng dẫn dắt xã hội hành động vì phát triển bền vững với môi trường thông qua trách nhiệm giáo dục. Các trường ĐH đóng vai trò tư vấn với chính phủ để tạo ra các phương pháp hiệu quả giảm thiểu biến đổi khí hậu và nâng cao tính bền vững môi trường, thông qua nghiên cứu và kết nối.

Mặc dù các trường có quy mô, vị trí, thể chế chính trị và kinh phí khác nhau nhưng đều có những điểm chung về thúc đẩy nghiên cứu và giảng dạy liên ngành về phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực học thuật. Trường ĐH cũng xây dựng mối liên kết với cộng đồng xã hội để hỗ trợ giảm thiểu biến đổi khí hậu, duy trì các hành động thiết thực cho phát triển bền vững.

Giáo dục ĐH Việt Nam gửi gắm gì tại GUC Hamburg 2021? ảnh 2

Môi trường, quy mô và thể chế khác nhau nhưng điểm chung của trường ĐH là thúc đẩy nghiên cứu và giảng dạy.

GUC Hamburg 2021 cũng nhìn nhận đại dịch COVID-19 tác động lâu dài tới nền kinh tế, xã hội toàn cầu. Do sự giãn cách xã hội cần thiết, các phương tiện học tập từ xa được thúc đẩy, các hoạt động thường xuyên bị phân tán, dẫn đến việc giảm lượng khí thải carbon. Ảnh hưởng của COVID-19 sẽ cho thấy khả năng thích ứng của các trường ĐH trong việc tìm kiếm các cơ hội cho học thuật và sư phạm.

Ba nội dung đóng góp của giáo dục ĐH Việt Nam

Là lãnh đạo đại học duy nhất của Việt Nam tham dự, PGS. TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) đã chia sẻ các quan điểm và hành động thiết thực của trường và một số trường ĐH Việt Nam đối với vấn đề biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

“Với vai trò đào tạo thế hệ lãnh đạo cho tương lai và cung cấp lực lượng lao động tinh hoa cho xã hội, mỗi trường ĐH cần đóng vai trò tiên phong về việc nâng cao nhận thức và lan tỏa ý thức, trách nhiệm về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững trong cộng đồng, tham mưu, tư vấn cho đội ngũ làm chính sách về chiến lược và hành động để ứng phó ở mỗi quốc gia”, PGS. TS Mai Thanh Phong phát biểu.

Giáo dục ĐH Việt Nam gửi gắm gì tại GUC Hamburg 2021? ảnh 3

PGS.TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM).

Theo PGS. TS Mai Thanh Phong, trường ĐH cần tập trung chủ yếu vào: Tích hợp các nội dung về chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững vào các môn học, chương trình đào tạo. Thông qua các hoạt động đa dạng và sáng tạo để nâng cao nhận thức và triển khai hành động vì sự phát triển bền vững. Tư vấn với các địa phương và người làm chính sách về các vấn đề nhận diện nguy cơ, kết nối và triển khai hành động nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Ba nội dung này đã được trường ĐH Bách khoa kiên trì thực hiện nhiều năm qua. Các kiến thức về môi trường và phát triển bền vững đã được nhà trường tích hợp vào một số môn học và các cuộc thi cho sinh viên: Bách khoa Innovation, Ngày hội Kỹ thuật, Chương trình “Nói không với nhựa dùng một lần”...

Nhiều năm qua, giảng viên trường ĐH Bách khoa đã tích cực tham gia nhiều chương trình, dự án khoa học công nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu như: Chủ trì dự án “Tích hợp bền vững nền nông nghiệp địa phương với công nghiệp sinh khối”, được tài trợ bởi Chính phủ Nhật Bàn và kéo dài trong 5 năm; tham gia tích cực chương trình “Khoa học & công nghệ phục vụ phát triển bền vững Tây Nam Bộ”, một trong hai đơn vị chủ trì dự án điều tra cơ bản “Sức chống chịu của môi trường biển ven bờ Việt Nam”, phục vụ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững...

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).