Hackathon liên quốc gia của RMIT thu hút tài năng AI và an toàn thông tin

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Sinh viên từ Australia và Việt Nam đã quy tụ tại cuộc thi Hackathon AI tạo sinh và An toàn thông tin do Đại học RMIT tổ chức lần đầu nhằm giải quyết những thách thức công nghệ mới nhất.

Sự kiện được tổ chức đồng thời tại cơ sở Melbourne, Nam Sài Gòn và Hà Nội của RMIT từ ngày 8 đến 10/11/2024, thu hút hơn 270 thí sinh đăng ký đến từ Đại học RMIT và 10 trường đại học danh tiếng khác như Đại học Melbourne, Đại học Quốc gia Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.

Hackathon liên quốc gia của RMIT thu hút tài năng AI và an toàn thông tin ảnh 1

Sinh viên tranh tài tại cuộc thi hackathon ở cơ sở Nam Sài Gòn, Đại học RMIT.

Cuộc thi tập trung vào giải quyết vấn đề an toàn thông tin khi ứng dụng các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), vốn đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới nhờ những công cụ như ChatGPT, Copilot và Gemini. Theo ban tổ chức, cơ sở hạ tầng đám mây cung cấp môi trường và tài nguyên cần thiết để chạy các mô hình ngôn ngữ lớn, tuy nhiên, lĩnh vực này đang nảy sinh nhiều rủi ro bảo mật, bao gồm các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS) vào AI, tấn công phi kỹ thuật, vi phạm bảo mật dữ liệu và các mối đe dọa khác.

Tiến sĩ Robert Shen, Giám đốc Trung tâm siêu điện toán đám mây AWS của RMIT (RMIT RACE Hub), cho biết hackathon liên quốc gia này nhằm giải quyết các thách thức mới nổi trong việc triển khai và bảo mật AI.

Ông nói: "Khi các hệ thống AI ngày càng được tích hợp nhiều hơn vào cuộc sống hàng ngày của con người, việc đảm bảo tính bảo mật và độ tin cậy trở thành nhiệm vụ tối quan trọng. Cuộc thi này đem đến sân chơi độc đáo để sinh viên giải quyết các thách thức thực tế về bảo mật AI, từ thiết lập cơ sở hạ tầng đám mây an toàn đến phát hiện các điểm bất thường trong lưu lượng truy cập web”.

Hackathon liên quốc gia của RMIT thu hút tài năng AI và an toàn thông tin ảnh 2

Một đội thi đến từ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tại Hà Nội.

Các đội thi có cơ hội giải quyết ba thử thách liên quan với nhau. Trong đó, thử thách sau được thiết kế để phát huy kỹ năng và kiến ​​thức thu được từ thử thách trước. Các thử thách bao gồm (1) triển khai API (giao diện lập trình ứng dụng) tương tự OpenAI trên nền tảng điện toán đám mây Amazon EC2, (2) triển khai mã hóa và giải mã với ngôn ngữ lập trình Python và (3) tinh chỉnh các mô hình AI để phân loại nhị phân lưu lượng truy cập web. Thử thách thứ tư (không được tiết lộ trước) yêu cầu các đội thi kiểm tra tính vững chắc của các mô hình ngôn ngữ lớn khi có sửa đổi ngôn từ.

Mỗi thử thách đều có mục tiêu cụ thể và tiêu chí đánh giá riêng. Thí sinh không bắt buộc phải thực hiện toàn bộ các thử thách nhưng càng thực hiện nhiều càng đạt điểm cao hơn và học hỏi được nhiều hơn.

Phó giáo sư Fengling Han, người khởi xướng cuộc thi và Chủ nhiệm chương trình Cử nhân An toàn thông tin tại Đại học RMIT, rất ấn tượng với chất lượng bài thi của sinh viên tranh tài ở mỗi địa điểm.

Bà cho biết: "Các đội đã thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề và chuyên môn kỹ thuật tuyệt vời. Điều đặc biệt ấn tượng với tôi là cách các em phản ứng nhanh trước đề bài đặt ra. Trong thời gian ngắn, các em đã học được từ các bản mô phỏng do nhóm kỹ thuật thuộc ban tổ chức chuẩn bị, sau đó phát triển những giải pháp thể hiện hiểu biết về năng lực của AI và nguyên tắc an toàn thông tin”.

Hackathon liên quốc gia của RMIT thu hút tài năng AI và an toàn thông tin ảnh 3

Các đội xuất sắc nhất cuộc thi ở TP. Hồ Chí Minh cùng ban tổ chức.

Các đội thi được đánh giá thông qua sự kết hợp mới mẻ giữa phương pháp đánh giá do AI hỗ trợ và xác minh của con người, đảm bảo tính toàn diện và công bằng khi chấm điểm các giải pháp.

Cuộc thi đã chứng kiến ​​những màn trình diễn xuất sắc ở mỗi điểm thi, với giải thưởng được trao cho ba đội ở Melbourne, hai đội ở TP. Hồ Chí Minh và một đội ở Hà Nội.

Đội PetKulLeon từ cơ sở Melbourne của RMIT đã giành giải Nhất chung cuộc. Đội Deadline-Haters, gồm ba sinh viên trao đổi và một sinh viên chuyển tiếp từ RMIT Việt Nam đang học tập tại Melbourne, giành danh hiệu Á quân.

Chia sẻ về trải nghiệm của đội mình, Lê Nguyễn Mỹ Châu đại diện đội Deadline-Haters cho biết, đây là cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu và nắm được khái niệm về cách thức diễn ra của một hackathon vì trước đó chưa có thành viên nào trong nhóm từng tham gia cuộc thi tương tự.

“Chúng em đều theo học ngành Công nghệ thông tin hoặc Kỹ thuật phần mềm, vì vậy việc tham gia hackathon cũng cho chúng em thêm kiến ​​thức về các công nghệ và xu hướng mới trong ngành. Chúng em tham gia mà không hề nghĩ mình sẽ giành giải, nhưng em nghĩ yếu tố chính giúp chúng em thành công là khả năng làm việc và giao tiếp tốt trong nhóm cũng như tinh thần học hỏi", Châu chia sẻ.

Các đội thắng giải khác bao gồm AlThon từ Đại học RMIT cơ sở Melbourne, dahpfintechbois từ Đại học RMIT cơ sở Nam Sài Gòn, uscyber từ Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, và vilo2da từ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội.

Thành công của sự kiện hackathon đầu tiên này đặt nền móng vững chắc cho các hoạt động hợp tác liên quốc gia trong tương lai về giáo dục công nghệ, đồng thời nhấn mạnh cam kết của RMIT trong việc thúc đẩy đổi mới về AI và an toàn thông tin trên mạng lưới toàn cầu của nhà trường.

Cuộc thi Hackathon AI tạo sinh và An toàn thông tin được tổ chức bởi Khoa Công nghệ máy tính và trung tâm RACE Hub của RMIT Australia, phối hợp với Khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ tại RMIT Việt Nam. Sự kiện được hỗ trợ bởi Amazon Web Services (AWS), NAB và De Heus.

MỚI - NÓNG
Bùng nổ những gian trại sáng tạo đến các tiết mục nghệ thuật đỉnh cao của sinh viên
Bùng nổ những gian trại sáng tạo đến các tiết mục nghệ thuật đỉnh cao của sinh viên
SVVN - Hội trại "Chuyến tàu UEB" và đêm Gala "Giao lộ thời gian" đã mang đến một ngày hội bùng nổ tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ những gian trại sáng tạo đến các tiết mục nghệ thuật đỉnh cao, sự kiện không chỉ gắn kết các thế hệ sinh viên mà còn lan tỏa giá trị nhân văn và khát vọng vươn xa.

Có thể bạn quan tâm

Lan toả niềm tin và hy vọng vào giáo dục

Lan toả niềm tin và hy vọng vào giáo dục

SVVN - Thắp sáng hy vọng, gieo mầm tương lai – chương trình 'Thay lời tri ân 2024' đã mang đến những câu chuyện xúc động về sự hy sinh thầm lặng và lòng tận tụy của những người thầy, người cô trên khắp mọi miền đất nước. Không chỉ là lời tri ân sâu sắc, chương trình còn truyền tải niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh giáo dục, nơi hy vọng được nuôi dưỡng để viết tiếp những giấc mơ lớn lao.
Tôn vinh những tấm gương sáng trong ngành giáo dục

Tôn vinh những tấm gương sáng trong ngành giáo dục

SVVN - Lễ Tuyên dương Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú và các nhà giáo tiêu biểu 2024, đã vinh danh những thầy cô cống hiến xuất sắc cho ngành giáo dục. Các câu chuyện cảm động về sự sáng tạo và tận tâm của các nhà giáo như cô Vũ Thị Hạnh, thầy Phạm Xuân Dũng và cô Nguyễn Thị Lan... đã tôn vinh vai trò quan trọng của người thầy trong việc truyền cảm hứng và xây dựng tương lai.
Hành trình của cựu sinh viên Quốc Tế Học đến 'xứ sở Bạch Dương'

Hành trình của cựu sinh viên Quốc Tế Học đến 'xứ sở Bạch Dương'

SVVN - Lê Viết Hiếu - cựu sinh viên khoa Quốc tế học chuyên ban Châu Âu học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQGHN - là một trong những sinh viên xuất sắc được nhà nước cử đi học ở nước ngoài khi giành được Học bổng toàn phần liên Chính phủ Việt Nam - Liên Bang Nga bậc học thạc sĩ giai đoạn 2024-2027 tại Trường Đại học Tổng hợp Hữu nghị các Dân tộc Nga. 
Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ được tổ chức thành công tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ được tổ chức thành công tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

SVVN - Sáng 15/11 tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) phối hợp cùng Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Đại học Troy (Hoa Kỳ) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 'Đổi mới sáng tạo hướng đến phát triển bền vững'.  Sự kiện là một phần trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của UEB (1974-2024).
Trường Kinh tế Quốc dân trở thành đại học thứ 9 của Việt Nam

Trường Kinh tế Quốc dân trở thành đại học thứ 9 của Việt Nam

SVVN - Ngày 15/11, Chính phủ chính thức phê duyệt trường ĐH Kinh tế Quốc dân (NEU) trở thành đại học thứ 9 trên cả nước. Quyết định này đánh dấu bước phát triển quan trọng, đưa NEU vào nhóm các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu, đồng thời mở ra giai đoạn mới với cơ hội và thách thức trong quản trị, tổ chức và hoạt động.
Tác giả sách 'best seller' chia sẻ bí kíp hô biến việc đọc sách thành vũ khí phát triển bản thân

Tác giả sách 'best seller' chia sẻ bí kíp hô biến việc đọc sách thành vũ khí phát triển bản thân

SVVN - Tiếp tục loạt bài chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuộc trò chuyện cùng tác giả sách "best seller" Tiến  sĩ Trần Kim Liễu, giảng viên, cán bộ quản lý tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Bà sẽ chia sẻ về vai trò của kỹ năng đọc sách trong hành trình phát triển bản thân, cùng những phương pháp hữu ích giúp sinh viên xây dựng và duy trì thói quen đọc sách.
'Chia sẻ cùng thầy cô': Nơi giáo viên vùng khó khăn gửi gắm tâm tư với Bộ GD - ĐT

'Chia sẻ cùng thầy cô': Nơi giáo viên vùng khó khăn gửi gắm tâm tư với Bộ GD - ĐT

SVVN - Tại buổi gặp giữa các nhà giáo trẻ và lãnh đạo Bộ GD - ĐT trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô' và các 'Nhà giáo trẻ tiêu biểu' cấp T.Ư lần thứ 4, năm 2024, nhiều giáo viên từ vùng khó khăn đã thẳng thắn chia sẻ những thử thách trong giảng dạy và mong muốn về sự hỗ trợ thiết thực. Những câu chuyện cảm động và cam kết từ lãnh đạo Bộ đã tạo động lực và kỳ vọng về sự phát triển giáo dục toàn diện, công bằng hơn cho mọi vùng miền trên cả nước.