Học phí trường đại học tăng kịch trần: Trường thành viên ĐHQG TP. HCM sẽ tăng mạnh

SVVN - Các trường đại học thành viên của ĐHQG TP. HCM, gồm trường ĐH Bách khoa, trường ĐH Công nghệ thông tin, trường ĐH Kinh tế Luật, trường ĐH Quốc tế dự kiến sẽ tự chủ, học phí năm 2021 tăng mạnh.

Thấp nhất 20,5 triệu đồng/năm

Kỳ họp Hội đồng ĐHQG TP. HCM vừa thông qua đề án đổi mới cơ chế hoạt động của 4 trường đại học thành viên, gồm trường ĐH Bách khoa, trường ĐH Công nghệ thông tin, trường ĐH Kinh tế Luật, trường ĐH Quốc tế. Trong đó dự kiến học phí năm 2021 tăng cao.

Theo đó, 4 trường này bắt thực hiện đề án tự chủ từ năm 2021 theo đề án xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và giá dịch vụ giáo dục đào tạo của các trường. Đề án này nêu rõ mức xây dựng học phí dự kiến năm học của các trường từ 2021 - 2030.

Cụ thể, trường ĐH Bách khoa đề xuất mức học phí cho hệ chính quy năm 2021 là 25 triệu đồng; năm 2022 là 27,5 triệu đồng; các năm 2023, 2024 và 2025 là 30 triệu đồng. Tầm nhìn đến năm 2030, trường này đê xuất thu đủ mức học phí theo giá dịch vụ đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

Trường ĐH Kinh tế Luật đề xuất mức học phí dự kiến năm 2021 là 20,5 triệu đồng; năm 2022 là 22,6 triệu đồng; năm 2023 là 24,8 triệu đồng; năm 2024 là 27,3 triệu đồng và năm 2025 là 30 triệu đồng. Tầm nhìn từ 2026 - 2030, trường ĐH Kinh tế Luật dự kiến mỗi năm điều chỉnh mức thu tăng từ 10 - 15%.

Trường ĐH Công nghệ thông tin đề xuất mức học phí dự kiến năm 2021 là 25 triệu đồng; năm 2022 là 30 triệu đồng; năm 2023 là 45 triệu đồng; năm 2024 là 49,5 triệu đồng và năm 2025 là 54,4 triệu đồng.

Trường ĐH Quốc tế cũng xây dựng mức học phí dự kiến năm học 2021 là 50 triệu đồng; năm 2022 là 55 triệu đồng; năm 2023 là 60 triệu đồng; năm 2024 là 65 triệu đồng và năm 2025 là 66 triệu đồng. Tầm nhìn đến năm 2030, trường này đề xuất mức học phí là 72 triệu đồng.

Học phí trường đại học tăng kịch trần: Trường thành viên ĐHQG TP. HCM sẽ tăng mạnh ảnh 1 Sinh viên ngành Cơ khí, trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM trong giờ học. Dự kiến từ năm học 2021, học phí trường này sẽ tăng mạnh.

Các đề án này xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và giá dịch vụ đào tạo theo Thông tư 14/2019 của Bộ GD - ĐT ngày 30/8/2019 của Bộ GD - ĐT về phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo áp dụng trong lĩnh vực đào tạo và công văn theo quy định này của ĐHQG TP. HCM.

Theo đó, giá dịch vụ đào tạo được xác định theo công thức gồm chi phí tiền lương, chi phí vật tư, chi phí quản lý, chi phí khấu hao, hao mòn tài sản cố định (tích lũy đầu tư), chi phí quỹ khác.

Tấm bằng đại học đắt đỏ

Kèm theo lộ trình tăng học phí này, đề án các trường cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ sinh viên. Theo đó, trường ĐH Bách khoa cho biết đảm bảo chi học bổng cho sinh viên xuất sắc, giỏi và sinh viên diện chính sách, có hoàn cảnh khó khăn; đảm bảo quỹ học bổng tối thiểu 8% tổng nguồn thu học phí. Với phương án thu học phí đạt giá dịch vụ đào tạo như trên, trường này cam kết khoảng 33% sinh viên được nhận học bổng, tương ứng mức chi học bổng từ 10,5 - 10,8% nguồn thu học phí. Ngoài ra, trường còn tiến hành chương trình cho sinh viên vay học phí lãi suất thấp hoặc 0% và sẽ trả lại khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Kinh tế Luật sẽ miễn giảm 100% học phí theo quy định nhà nước cho sinh viên chính sách, sinh viên nghèo và cận nghèo. Trong đó phần chênh lệch giữa mức hỗ trợ của nhà nước và mức học phí của trường, sẽ được trường cấp bù toàn bộ cho sinh viên.

Ngoài quỹ học bổng 8% học phí, trường ĐH Quốc tế còn có quỹ nghiên cứu khoa học sinh viên khoảng 3% học phí, cam kết trích 8% quỹ hỗ trợ tài chính cho sinh viên vay…

Tuy nhiên, nếu so sánh với mức học phí hiện tại, thì dự kiến ở năm 2021, một số trường thành viên của ĐHQG TP. HCM sẽ có mức học phí tăng mạnh. Điều này khiến tấm bằng đại học trở nên đắt đỏ, đường vào đại học của thí sinh sẽ đắn đo hơn.

Chẳng hạn, ở trường ĐH Bách khoa, sinh viên ngành Xây dựng đang đóng khoảng 12 triệu/năm học. Qua năm 2021, trường ĐH Bách khoa dự kiến thu học phí cho hệ chính quy năm 2021 là 25 triệu đồng và những năm tiếp theo sẽ còn tăng mạnh.

Sinh viên T. V. S. (năm thứ ba, ngành Xây dựng, trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM) cho rằng, việc tăng học phí lên nhanh sẽ gây khó khăn cho những bạn có mơ ước hoặc nhu cầu vào học ở các trường thành viên của ĐHQG TP. HCM. Đa phần sinh viên là dân tỉnh, chọn ĐHQG TP. HCM một phần vì học phí ổn nên gia đình và mình có thể chi trả được. Việc tăng học phí như vậy sẽ làm nhiều bạn từ bỏ ước mơ của mình.

            

Sinh viên được vay tiền với lãi suất 0%, trả nợ sau khi tốt nghiệp

ĐHQG TP. HCM ra mắt chương trình cho sinh viên vay ưu đãi học tập do Qũy Phát triển ĐHQG TP. HCM (VNU-F) triển khai nhằm hỗ trợ sinh viên các trường thành viên ĐHQG TP. HCM có hoàn cảnh khó khăn có thể trang trải một phần kinh phí trong quá trình học đại học, đảm bảo cho sinh viên không phải bỏ học vì lí do không có khả năng đóng học phí. Đối tượng được vay là sinh viên chính quy của ĐHQG TP. HCM có hoàn cảnh khó khăn. Đối với sinh viên năm nhất phải có giấy xác nhận nhập học của cơ sở đào tạo. Với sinh viên năm thứ hai trở lên phải có kết quả học tập đạt trung bình khá (tương đương 6,5/10) trở lên và đạt điểm đánh giá rèn luyện 70/100 trở lên.

Ngoài ra, sinh viên phải đáp ứng các tiêu chí khác là: cam kết tốt nghiệp trong thời gian quy định của khóa học (không tính thời gian được phép gia hạn), chưa tham gia vay ở các tổ chức tín dụng khác và không trong quá trình bị kỷ luật, đình chỉ học tập. Số tiền vay tối đa bằng học phí/năm học của đơn vị đào tạo. Toàn bộ nguồn kinh phí thực hiện chương trình được vận động tài trợ và đóng góp tự nguyện từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.