Học sinh Đà Nẵng “đánh bại” Siêu Trí Tuệ Việt Nam Nguyễn Đức Giang

0:00 / 0:00
0:00
Học sinh Đà Nẵng “đánh bại” Siêu Trí Tuệ Việt Nam Nguyễn Đức Giang
SVVN - Ngày hội Toán học mở 2021 đã diễn ra tại campus FPT Edu Đà Nẵng vào ngày 18/4. Tại đây, Siêu Trí Tuệ Việt Nam mùa 2 đã bày tỏ sự ngạc nhiên và thán phục trước khả năng tư duy không gian ngẫu nhiên của các bạn học sinh Đà Nẵng.

Sau nhiều năm triển khai tại các thành phố lớn, Ngày hội Toán học mở 2021 đã chính thức diễn ra tại Đà Nẵng, với sự phối hợp của Tổ chức Giáo dục FPT, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán và Sở GD - ĐT TP. Đà Nẵng. Với chủ đề “Toán học cho một thế giới tốt đẹp hơn”, Ngày hội năm nay đã thu hút hơn 2.000 người tham dự gồm học sinh, sinh viên cùng lãnh đạo, chuyên viên các Sở GD - ĐT, giảng viên, giáo viên Toán phổ thông và những người yêu thích Toán học tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.

Xuất hiện tại Ngày hội Toán học mở 2021, Nguyễn Đức Giang – Siêu Trí Tuệ Việt Nam mùa 2 đã khiến các bạn trẻ xôn xao khi mang tới thử thách “Nhận diện nửa quả óc chó” từng khiến tuyển thủ Siêu Trí Tuệ Trung Quốc phải dừng chân tại Siêu Trí Tuệ 2016. Tuy nhiên, thay vì tự mình thực hiện thử thách này, Đức Giang lại gửi lời “thách đấu” tới hơn gần 2.000 học sinh, sinh viên và người yêu Toán có mặt tại ngày hội Toán học mở 2021.

Học sinh Đà Nẵng “đánh bại” Siêu Trí Tuệ Việt Nam Nguyễn Đức Giang ảnh 1

Siêu Trí Tuệ Việt Nam mùa 2 Nguyễn Đức Giang (ngoài cùng, bên trái) có phần chia sẻ thực tế, hấp dẫn về phương pháp ghi nhớ, tư duy trong môn Toán.

12 bạn học sinh đã nhận lời “thách đấu” của thành viên Biệt đội Siêu Trí Tuệ. Sau 10 phút căng mắt và căng não, 2 trong số 3 đội chơi đã tìm ra đáp án chính xác khiến Đức Giang cũng cảm thấy bất ngờ. “Khi quan sát bằng mắt thường, 2 nửa quả óc chó có rất ít sự liên quan về hoa văn, màu sắc… Nhưng quan trọng nhất là có lúc bạn sẽ thấy 2 mảnh rất giống nhau nhưng lại không cùng 1 quả. Đó là cái khó của phần thi này và gây ảnh hưởng rất lớn tới các tuyển thủ”, Nguyễn Đức Giang cho biết.

Sau đó, Đức Giang cũng chia sẻ phương pháp của bản thân để giải bài toán hóc búa. Theo đó, Giang sẽ tập trung quan sát để xác định mặt cắt trực diện vì đây là nơi chứa nhiều thông tin nhất. Tiếp theo là xác định đầu và đáy của quả óc chó để xét tỉ lệ và phân loại đặc điểm. Ngoài ra, các yếu tố như màu sắc, kích thước, xu hướng của vỏ quả óc chó cũng giúp tìm ra đáp án chính xác.

Sau phần thử thách thú vị này, Nguyễn Đức Giang dành thời gian chia sẻ với các bạn học sinh về vai trò của Toán học trong việc rèn luyện tư duy cũng như phương pháp để học tốt môn Toán phổ thông.

“Ví dụ với hình học không gian, thay vì vẽ trên giấy thì bạn có thể làm mô hình bằng giấy để có sự tiếp xúc trực quan. Nó sẽ giúp ích trong việc tưởng tượng và tư duy về các chiều không gian. Quá trình tiếp xúc trực tiếp với mô hình là lúc bộ não ghi nhớ về các điểm, góc, cạnh… nên sẽ rút ngắn được thời gian để ghi nhớ những cái mới. Nhờ vậy, tư duy học Toán cũng sẽ được nâng cao”, Đức Giang chia sẻ.

Đến với Ngày hội Toán học mở 2021, người yêu Toán còn được lắng nghe bài giảng của PGS. TSKH Phan Thị Hà Dương. PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương đã thiết kế bài giảng theo hình thức kể chuyện để nhóm đối tượng đại chúng từ 6 đến 60 tuổi đều có thể nghe hiểu và thông qua lăng kính đồ thị trả lời câu hỏi “thế giới của chúng ta rộng lớn hay bé nhỏ” một cách khoa học và dễ hiểu nhất.

Học sinh Đà Nẵng “đánh bại” Siêu Trí Tuệ Việt Nam Nguyễn Đức Giang ảnh 2

Những kiến thức về đồ thị Toán học được thiết kế một cách trực quan, dễ hiểu cho đối tượng đại chúng từ 6 đến 60 tuổi.

Trong bài giảng “Giáo dục Toán thực – Một cách hiểu đầy đủ về việc dạy toán gắn với thực tiễn và sự phù hợp với mục tiêu Chương trình môn Toán 2018”, PGS. TS Nguyễn Tiến Trung đã cùng các thầy cô giáo dạy Toán phổ thông, lãnh đạo và chuyên viên các Sở GD - ĐT, cán bộ quản lý giáo dục và sinh viên sư phạm Toán trao đổi về thực trạng giáo dục Toán thực trên thế giới và tại các trường học ở Việt Nam, vai trò của giáo viên trong hoạt động giảng dạy Toán thực cung như những phương pháp để học sinh đam mê môn học này.

Học sinh Đà Nẵng “đánh bại” Siêu Trí Tuệ Việt Nam Nguyễn Đức Giang ảnh 3

PGS. TS Nguyễn Tiến Trung nhận định rằng đào tạo Toán học ở Việt Nam hiện còn ít chú trọng đến tư duy và cách vận dụng vào cuộc sống.

“Giới thiệu công nghệ Blockchain: Lý thuyết và ứng dụng” là nội dung được đông đảo các bạn sinh viên ngành Toán, CNTT, kỹ thuật tại Đà Nẵng quan tâm. PGS. TS Đức (David) Trần trình bày trong bài giảng của mình: “Giá trị lớn nhất của công nghệ này là cho phép hiện thực hoá một xã hội được trợ giúp bởi kỹ thuật số, nơi mọi người đều có thể tham gia đóng góp, cộng tác và giao dịch mà không cần hoài nghi về sự tin cậy và minh bạch. Blockchain đã và đang cách mạng hóa cách mà các ứng dụng được phát triển để phục vụ con người, với ảnh hưởng trong hầu hết mọi lĩnh vực, bao gồm tài chính, giáo dục, sức khỏe, môi trường, và du lịch”.

Học sinh Đà Nẵng “đánh bại” Siêu Trí Tuệ Việt Nam Nguyễn Đức Giang ảnh 4

Bài giảng của PGS. TS Đức (David) Trần giới thiệu ngắn gọn về công nghệ Blockchain.

Song song với việc lắng nghe các bài giảng chuyên môn, những người yêu Toán còn được tham gia hàng loạt hoạt động trải nghiệm Toán học thông qua các trò chơi, mô hình tại Ngày hội.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.