Học sinh tự tin, chủ động hơn khi học chương trình mới

SVVN - Các giáo viên dạy lớp 1 ở nhiều trường tiểu học tại thành phố, khu vực nông thôn và cả miền núi đều nhận định rằng, học sinh khi được học theo chương trình giáo dục phổ thông mới thì vui vẻ, tự tin, có ý thức học tập hơn.

Giờ học môn Toán tại lớp 1A6 trường Tiểu học An Lư (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), đứng trên bục giảng cô học trò nhỏ tên Tâm An vui vẻ hướng mắt xuống phía dưới mời các bạn nhận xét phần đáp án của mình trong trò chơi tìm hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác. Học trò dưới lớp hào hứng giơ tay phát biểu ý kiến. Sau nhiều trả lời “Tớ thấy bạn tìm đúng rồi”, An vẫn tiếp tục hỏi “Còn bạn nào có ý kiến khác không”, để sau đó khẳng định chắc chắn rằng, đáp án em đưa ra trong trò chơi là hoàn toàn chính xác.

Học sinh tự tin, chủ động hơn khi học chương trình mới ảnh 1

Một nhiệm vụ khác được cô giáo nêu ra, các học sinh lại hào hứng giơ tay xin tham gia và lên bảng làm “giáo viên nhí” điều khiển tiếp tiết học. Bài học “Làm quen với một số hình phẳng” của học sinh lớp 1A6 cứ thế trôi qua với phần lớn là hoạt động trao đổi, tương tác của học trò. Cô giáo Lê Thị Thảo đứng phía bên nhẹ nhàng ra nhiệm vụ và hướng dẫn các em tham gia vào hoạt động học tập. 

Trong sách giáo khoa, bài mà cô Thảo hướng dẫn học trò chơi trò chơi chỉ yêu cầu các em quan sát hình trong sách và tìm xem có bao nhiêu hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông. "Thay vì bắt các học sinh ngồi một chỗ làm bài tập, tôi đã tổ chức trò chơi, để các con vừa thực hiện bài tập vừa được rèn các kỹ năng chia sẻ và trình bày kết quả làm bài trước lớp. Điều này tạo sự thích thú, tò mò, kích thích khả năng sáng tạo, giúp trẻ tự tin, tự chủ trong các hoạt động học tập. Đặc biệt, qua đó các con thể hiện được năng lực, cá tính và năng động hơn từng ngày", giáo viên Lê Thị Thảo chia sẻ.

Học sinh tự tin, chủ động hơn khi học chương trình mới ảnh 2

Không cần dạy học đúng y chang yêu cầu trong sách giáo khoa, được chủ động, tự do sáng tạo cho tiết dạy của mình để phù hợp nhất với học sinh, chính là điểm tích cực cô Thảo tâm đắc nhất ở chương trình giáo dục phổ thông mới. Trải qua 2 tháng dạy học lớp 1 theo chương trình định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, cô Thảo rất vui khi thấy học trò của mình hào hứng, tự tin, say sưa tham gia các hoạt động học tập.

Tại ngôi trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - THCS Đồng Lâm 2 (Quảng Ninh) - nơi 100% học sinh là người dân tộc Dao, các tiết học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cũng diễn ra trong không khí vui vẻ. Một số học sinh lớp 1 đến nay vẫn khó khăn trong việc đánh vần, đọc những bài đầu tiên trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, cô Bàn Thị Hường - giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cho biết, khó khăn này không phải đến từ chương trình mới mà ở chương trình hiện hành cũng thường xuyên gặp phải. Lý do là tiếng Việt không phải ngôn ngữ mẹ đẻ của học sinh dân tộc Dao. Thời gian học mầm non năm vừa qua do dịch COVID-19 nên việc được làm quen với chữ cái của các em lại bị gián đoạn. Phụ huynh người dân tộc ít quan tâm, kèm cặp con tại nhà. 

Với lý do khách quan như thế, thời gian đầu, cô trò lớp 1 trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - THCS Đồng Lâm 2 khá vất vả để học ghép vần, tập đọc. Tuy nhiên, sau 2 tháng, với việc chủ động, linh hoạt áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực, phân loại học sinh để kèm cặp, học sinh lớp cô Hương đã giảm tình trạng "học trước quên sau”, 50% học sinh có thể đọc trơn tru.

“Tôi thích nhất ở chương trình, sách giáo khoa mới là trao quyền cho giáo viên được chủ động, linh hoạt, sử dụng các phương pháp để dạy học hiệu quả hơn, phù hợp với đối tượng học sinh. Chương trình giảm tính hàn lâm, tăng tính thực hành, tăng cường hoạt động trải nghiệm, giúp học trò hứng thú học tập. Học chương trình mới này, học sinh của tôi nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin trong giao tiếp hơn. Đó là điểm rất tích cực mà chương trình bước đầu đã mang lại cho học sinh người dân tộc thiểu số”, cô Bàn Thị Hường nói. 

“Tự tin, vui vẻ, có ý thức hơn trong việc học”; đó cũng là chia sẻ của cô giáo Đinh Duyên Thịnh (giáo viên lớp 1 trường Tiểu học và THCS Victoria Thăng Long, Hà Nội) về những gì học sinh của cô bước đầu thụ hưởng được từ chương trình giáo dục phổ thông mới.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

SVVN - Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG Hà Nội chính thức khởi động, với khoảng 85.000 lượt thí sinh cùng cấu trúc đề thi mới mẻ và phong phú. Thí sinh sẽ trải qua ba phần thi: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, và Khoa học hoặc Tiếng Anh. Đặc biệt, phần Khoa học sẽ cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề khác nhau, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thi hấp dẫn và đa dạng.
Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

SVVN - Hà Nội sẽ tổ chức Lễ tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm, nhằm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và ghi nhận những thành tích ấn tượng của sinh viên, với những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc. Đây là lần thứ 22, TP. Hà Nội vinh danh các thủ khoa, góp phần khuyến khích và thu hút nhân tài cho sự phát triển của thành phố.
Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

SVVN - Chuyến thăm của Ngài Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu Meta, mang đến cho sinh viên ĐHQG Hà Nội nguồn cảm hứng mạnh mẽ về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Những chia sẻ của ông khuyến khích sinh viên đón nhận công nghệ, mở rộng tư duy và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để vươn xa trong kỷ nguyên số.
Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

SVVN - PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tiếp tục trao đổi với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên.
Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả. 
Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

SVVN - 'Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp là vinh dự to lớn của một người sống đời bình thường, làm công việc bình thường là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đó là chia sẻ đầy xúc động của TS Phan Thị San Hà - nguyên Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), nguyên Giám đốc Trung tâm Châu Á nghiên cứu về Nước (CARE) khi được trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes académiques) của Chính phủ Pháp.
Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Ngày 18/9, trường THCS Giảng Võ tổ chức lễ gắn biển ‘Trường có chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế’ (LabelFranceducation) do Cơ quan phụ trách Giáo dục của Pháp tại nước ngoài (AEFE) cấp cho các trường song ngữ có chất lượng giảng dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế trên thế giới.