Học trực tuyến đang khiến sinh viên chịu áp lực

0:00 / 0:00
0:00
Học trực tuyến đang khiến sinh viên chịu áp lực
SVVN - Khảo sát trên 37.000 sinh viên của ĐHQG TP. HCM cho thấy đại dịch COVID-19 tác động sâu sắc đến đời sống tâm thần. Trong đó, học trực tuyến khiến sinh viên gặp rất nhiều áp lực.

Nhóm nghiên cứu của ĐHQG TP. HCM cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã và đang là mối lo ngại hàng đầu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm thần, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên nói chung và sinh viên nói riêng.

Khảo sát được tiến hành trên nền tảng trực tuyến với hơn 37.000 sinh viên thuộc các trường thành viên ĐHQG TP. HCM tham gia. Trong đó có hơn 51% là nam và hơn 48% là nữ. PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hoài – thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết, kết quả khảo sát cho thấy, trong các áp lực tâm lý mà sinh viên phải chịu thì vấn đề học tập trực tuyến được ghi nhận cao nhất (65,1%).

Sinh viên có xu hướng lo lắng vì lý do trang thiết bị, căng thẳng liên quan đến đại dịch, vì mất đi nề nếp của trường học cùng những khoản hỗ trợ chính thức hoặc không chính thức. Đặc biệt, sinh viên lo lắng về sự an toàn khi phải sống trong môi trường, hoàn cảnh khó khăn hoặc nguy hiểm.

Học trực tuyến đang khiến sinh viên chịu áp lực ảnh 1

Một buổi học trực tuyến của sinh viên trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM).

Áp lực học trực tuyến xuất hiện nhiều từ năm đầu đến năm 3 và giảm dần ở những năm về sau. Trong khi đó vấn đề ngại tiếp xúc với người khác gia tăng đều theo năm học của sinh viên từ năm 1 tới năm 6.

Khảo sát cũng ghi nhận sự thiếu tập trung hoặc không có hứng thú trong học tập, sinh hoạt. Hơn phân nửa sinh viên được khảo sát (56,8%) cho biết thiếu tập trung hoặc không có hứng thú trong học tập thể hiện việc tổ chức giảng dạy trong giai đoạn COVID-19 còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra còn có nhiều sinh viên không hài lòng với chất lượng bài giảng trực tuyến tuy đánh giá áp lực học trực tuyến không khác biệt với các nhóm khác nhưng lại chịu các áp lực khác cao hơn và cũng là nhóm thường gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần hơn các nhóm khác (65,1%). Ngoài ra, còn có áp lực tâm thần đáng kể khác lên sinh viên là: Nỗi lo lắng khả năng đóng học phí (58,9%); có mâu thuẫn với gia đình trong vấn đề thấu hiểu (27,7%) hay làm việc quá sức (27,1%).

Học trực tuyến đang khiến sinh viên chịu áp lực ảnh 2

TS Lê Minh Công - Phó Trưởng Khoa Công tác xã hội trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) tham gia tư vấn tâm lý cho sinh viên và người dân trong thời gian giãn cách xã hội.

Đáng chú ý, 48% sinh viên được khảo sát thừa nhận đã cảm thấy bản thân nhiều thiếu sót, tự ti và mơ hồ về mục đích sống của bản thân trong thời gian dịch bệnh. Ngoài ra, cũng xảy ra các vấn đề như mất nhận thức thoáng qua, có những hành vi vô thức, hay quên cũng như sự thay đổi tính tình trở nên cáu gắt, buồn rầu, lo lắng không rõ lý do. Vấn đề ngại tiếp xúc với người khác (kể cả người thân) cũng tồn tại trong 26,7% sinh viên được khảo sát.

Đặc biệt, có tỉ lệ nhỏ nhưng đáng lưu tâm là sinh viên phản ánh bị ngược đãi, quấy rối bằng cơ thể hoặc ngôn ngữ. Càng ngạc nhiên hơn là tỉ lệ sinh viên nam bị ngược đãi nhiều hơn sinh viên nữ, cảm thấy bị phân biệt đối xử về các vấn đề liên quan đến giới tính.

Học trực tuyến đang khiến sinh viên chịu áp lực ảnh 3

Giảng viên các trường thuộc ĐHQG TP. HCM vận động thùng giấy để hỗ trợ cho sinh viên vận chuyển đồ đạc tại KTX ĐHQG TP. HCM khi nơi đây được trưng dụng làm bệnh viện.

Từ số liệu thu được, cuộc khảo sát đã cho thấy rối loạn giấc ngủ và thiếu định hướng trong học tập và cuộc sống chính là vấn đề phổ biến ở một bộ phận sinh viên ĐHQG TP. HCM trong thời gian dịch bệnh bên cạnh những vấn đề về hành vi và sức khỏe khác.

Theo nhóm nghiên cứu, COVID-19 đã làm trầm trọng hơn những vấn đề và áp lực tâm thần ở sinh viên. Những biện pháp hỗ trợ, đặc biệt là các hoạt động giao lưu và các hoạt động tương tác là cần thiết trong thời gian sinh viên học trực tuyến. Ngoài ra, những sinh viên nữ, sinh viên gặp khó khăn về tài chính hay những sinh viên có cha mẹ mất vì COVID-19 là những đối tượng cần được trợ giúp nhất về mặt tâm thần.

Nhóm nghiên cứu cho rằng các cơ sở giáo dục nên có những biện pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có một cuộc sống tâm thần tốt để tiếp cận chương trình học một cách tối ưu.

Học trực tuyến đang khiến sinh viên chịu áp lực ảnh 4

Theo nhóm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo cần khai thác những dịch vụ chăm sóc đời sống tâm thần cho sinh viên.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 4 biện pháp giúp tăng cường sức khỏe tinh thần cho sinh viên: khai thác tốt những dịch vụ chăm sóc đời sống tâm thần cho sinh viên. Đồng thời, cần triển khai nhanh, trên diện rộng những chính sách hỗ trợ tài chính, gia hạn và tặng học bổng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên gặp khó khăn vì COVID-19 để yên tâm học tập.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên cần được tăng cường thêm, đặc biệt nên hướng tới các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến của sinh viên như: rối loạn giấc ngủ, tính tình thay đổi hay cáu gắt, buồn rầu, lo lắng không rõ lý do, hay quên…

MỚI - NÓNG
Những ‘Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu’ 2024: Tiên phong trong khoa học và cống hiến cho tương lai Việt Nam
Những ‘Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu’ 2024: Tiên phong trong khoa học và cống hiến cho tương lai Việt Nam
SVVN - Giải thưởng ‘Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu’ năm 2024 vinh danh những cá nhân xuất sắc, biểu dương những đóng góp to lớn của giới trẻ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, thể thao, văn hóa và xã hội. Qua thành tích cá nhân, những gương mặt trẻ tiêu biểu trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ, khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước.

Có thể bạn quan tâm

 Thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường Đại học

Thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường Đại học

SVVN - Ngày mai, 22/03, “Cuộc thi sân khấu hóa văn học Hàn Quốc 2025” do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức với sự phối hợp tham gia của các khoa tiếng Hàn Quốc, Hàn Quốc học đến từ các trường Đại học trong khu vực Hà Nội sẽ được diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ về chiến lược phát huy hiệu quả của truyền thông trong tuyển sinh tại trường USTH

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ về chiến lược phát huy hiệu quả của truyền thông trong tuyển sinh tại trường USTH

SVVN - Mới đây, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng ban Sinh Viên – Hoa Học Trò, báo Tiền Phong đã có buổi chia sẻ với nhân sự đang làm truyền thông và tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) về chủ đề Chiến lược làm việc hiệu quả với báo chí trong truyền thông và tuyển sinh.
Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

SVVN - Vượt qua những ngày dài từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm mưu sinh, rồi lại thức trắng đến 2-3 giờ sáng ôn thi, Nguyễn Tuyết Nhung (sinh năm 2005, Thanh Hóa) đã chạm đến giảng đường đại học với danh hiệu Thủ khoa Sư phạm Tiểu học, Á khoa khối C trường ĐH Đồng Nai. 
Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

SVVN - Lựa chọn ngành học và trường đại học phù hợp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng lớn đến con đường sự nghiệp sau này. Mỗi trường đại học đều có những thế mạnh riêng trong đào tạo các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý giúp thí sinh có thể tìm được ngôi trường phù hợp với ngành nghề mà mình mong muốn theo đuổi.