Khai phá tiềm năng của ý tưởng tại cuộc thi “Sáng kiến Công nghệ TechGenius”

0:00 / 0:00
0:00
Khai phá tiềm năng của ý tưởng tại cuộc thi “Sáng kiến Công nghệ TechGenius”
Các sáng kiến công nghệ của teen được phát triển và thử thách hết nấc tại cuộc thi “Sáng kiến Công nghệ TechGenius” Hè này!

Thế giới công nghệ ảo nhưng mang lại giá trị thật

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thời gian sử dụng công nghệ trung bình mỗi ngày của một người là 6 tiếng 43 phút. Gen Z cũng là thế hệ có khao khát mãnh liệt về việc tìm hiểu và làm chủ công nghệ thay vì sống phụ thuộc vào chúng. Có thể kể đến sáng kiến máy rửa tay với hệ thống cảm biến, tự phun ra một lượng dung dịch rửa tay vừa đủ cho người dùng sát khuẩn và phòng chống virus COVID-19 của bạn Lâm Hoàng Long (học sinh lớp 11, TP. HCM), hệ thống quan sát cảnh báo lũ tự động của bạn Danh Nhân, Anh Đức (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An)… Hay Bạn Lê Anh Minh (lớp 12, trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. HCM) vừa rồi đã cho ra đời trợ lý lái xe biết quan sát, tổng hợp thông tin và đưa ra đánh giá về mức độ an toàn của cung đường.

Khai phá tiềm năng của ý tưởng tại cuộc thi “Sáng kiến Công nghệ TechGenius” ảnh 1

Bạn Lâm Hoàng Long lắp ráp máy rửa tay tự động tại cổng trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong.

Được tiếp xúc sớm với công nghệ đã khai phóng trí tưởng tượng của gen Z, các bạn trẻ được tha hồ thử sức và mở khóa những chuyện “tưởng chỉ có trên phim”, từ đó đưa ra các giải pháp mới cho vấn đề xã hội “xưa như Trái Đất”.

Học công nghệ phải có phương pháp

Giáo sư Camsie McAdams của Học viện Discovery cho rằng khoa học công nghệ (STEM) nên được xem là một lối tư duy, ý chỉ cách suy nghĩ cởi mở, đề cao trải nghiệm hơn điểm số. Để rèn luyện lối tư duy trên, người học phải được tạo điều kiện để tiếp cận khoa học công nghệ theo hướng “học bằng trải nghiệm”. Đó là khi các bạn trẻ được tự tay hiện thực hóa các ý tưởng công nghệ thành các ứng dụng, phần mềm, thiết bị, máy móc... Cảm giác “đạt thành tựu” khi sản phẩm chạy thành công là tâm lý chỉ dân công nghệ mới hiểu, đó cũng là chất xúc tác để sáng tạo nhiều giải pháp hỗ trợ cộng đồng và tiến xa hơn trên con đường học tập, làm việc sau này.

Khai phá tiềm năng của ý tưởng tại cuộc thi “Sáng kiến Công nghệ TechGenius” ảnh 2

Sinh viên ĐH RMIT “học từ trải nghiệm” từ các dự án thực tiễn.

Nhìn lại hành trình Hoàng Long và Anh Minh thực hiện sản phẩm, có thể thấy rất rõ tư duy STEM ở các bạn. Đó là cách Hoàng Long đào sâu suy nghĩ: “Làm sao để không chạm tay vào vòi bình nước rửa tay - nơi rất nhiều người cũng chạm vào trước mình?” đến khi hoàn thiện máy rửa tay cảm biến hồng ngoại chỉ trong 2 tuần từ khâu ý tưởng đến lắp ráp. Đó cũng là cách Anh Minh từ một học sinh ban xã hội thử sức với bộ môn lập trình, tự học bằng các tài liệu trực tuyến, kiên trì gỡ lỗi (debug) các bài tập lên đến cả tuần, chủ động tham gia các hội nhóm, cuộc thi để cọ xát với “dân chuyên” và hoàn thành sản phẩm của mình.

Rèn luyện tư duy STEM ngay Hè này

Hiểu rõ nhu cầu về một sân chơi kích thích sự sáng tạo khoa học, phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề, cũng như rèn luyện kiến thức ngành khoa học sáng tạo và tiếng Anh giao tiếp của học sinh THPT, báo Hoa Học Trò và ĐH RMIT đã phối hợp tổ chức cuộc thi "Sáng kiến công nghệ TechGenius". Ba tháng trải nghiệm tại cuộc thi sẽ giúp học sinh rèn luyện lối tư duy STEM đặc thù của dân công nghệ, cách nghĩ sẽ theo teen suốt hành trình chinh phục lĩnh vực công nghệ “màu mỡ” với tiềm năng và thử thách.

Khai phá tiềm năng của ý tưởng tại cuộc thi “Sáng kiến Công nghệ TechGenius” ảnh 3


Đối tượng tham gia:
Học sinh đang học tại các trường THPT toàn quốc (từ lớp 10 đến lớp 12), có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, yêu thích làm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ. Mỗi đội tham gia gồm 3 bạn, với yêu cầu có sự tham gia giám sát hoặc cố vấn của một giáo viên trong trường của thí sinh.

Nội dung cuộc thi:

Vòng 1:

- Đội thi đưa ra một giải pháp công nghệ nhằm giải quyết vấn đề bất kỳ thuộc một trong 3 chủ đề sau: Môi trường, Sức khỏe hoặc Giáo dục và học tập trực tuyến.

- Đội thi đăng ký và thực hiện bài thi dưới dạng bản đề xuất ý tưởng (proposal) theo một trong hai hạng mục: Giải pháp phần mềm (IT) hoặc Giải pháp kỹ thuật (Engineering).

- Đăng ký dự thi tại: bit.ly/RMIT-HHT-TechGenius2021.

- Hạn chót nộp bài dự thi: 24h ngày 30/5/2021. Thời gian công bố kết quả Vòng 1: 6/6/2021. BTC chọn ra Top 40 đội vào Vòng 2.

Vòng 2:

- 40 đội tham gia buổi Tập huấn và Giải đáp thắc mắc trực tuyến vào ngày 20/6/2021 (Ngôn ngữ: tiếng Việt) và 25/7/2021 (Ngôn ngữ: tiếng Anh).

- 40 đội quay video mô phỏng (chạy thử) sản phẩm và gửi về cho BTC: 24h ngày 13/8/2021.

Vòng 3:

- Các đội kêu gọi Bình chọn trực tuyến trên fanpage của cuộc thi. Thời gian:

+ Từ 18h ngày 14/8/2021 đến 11h ngày 15/8/2021: Dành cho 20 đội xuất sắc nhất khu vực TP.HCM.

+ Từ 18h ngày 21/8/2021 đến 11h ngày 22/8/2021: Dành cho 20 đội xuất sắc nhất khu vực Hà Nội.

- Triển lãm sản phẩm của 40 đội xuất sắc nhất (mỗi khu vực 20 đội). Các đội sẽ trình diễn sản phẩm cũng như thuyết trình và phản biện cho sản phẩm của đội mình bằng tiếng Anh. Thời gian: 9h - 12h ngày 15/8/2021 (tại TP. HCM) và 22/8/2021 (tại Hà Nội).

Tổng giá trị giải thưởng lên đến 170 triệu đồng

- 2 Giải Nhất hạng mục IT: Phần thưởng trị giá 30 triệu đồng/đội.

- 2 Giải Nhì hạng mục IT: Phần thưởng trị giá 10 triệu đồng/đội.

- 2 Giải Nhất hạng mục Engineering: Phần thưởng trị giá 30 triệu đồng/đội.

- 2 Giải Nhì hạng mục Engineering: Phần thưởng trị giá 10 triệu đồng/đội.

- 2 Giải Đội được yêu thích (Nhận được bình chọn trực tuyến nhiều nhất): phần thưởng trị giá 5 triệu đồng/đội.

* Cùng nhiều phần thưởng có giá trị dành cho các trường của các đội thắng giải.

Mọi thắc mắc liên hệ về email: cuocthisangkiencongnghe@gmail.com hoặc hotline: 0767108968 (Ms Văn) - 0938857028 (Ms Như).

Ý tưởng mà bạn đang tâm đắc bây giờ rất có thể sẽ là một giải pháp đột phá cho cộng đồng, vậy nên đừng chờ đợi mà hãy tham gia ngay nào!

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

SVVN - Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG Hà Nội chính thức khởi động, với khoảng 85.000 lượt thí sinh cùng cấu trúc đề thi mới mẻ và phong phú. Thí sinh sẽ trải qua ba phần thi: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, và Khoa học hoặc Tiếng Anh. Đặc biệt, phần Khoa học sẽ cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề khác nhau, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thi hấp dẫn và đa dạng.
Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

SVVN - Hà Nội sẽ tổ chức Lễ tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm, nhằm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và ghi nhận những thành tích ấn tượng của sinh viên, với những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc. Đây là lần thứ 22, TP. Hà Nội vinh danh các thủ khoa, góp phần khuyến khích và thu hút nhân tài cho sự phát triển của thành phố.
Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

SVVN - Chuyến thăm của Ngài Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu Meta, mang đến cho sinh viên ĐHQG Hà Nội nguồn cảm hứng mạnh mẽ về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Những chia sẻ của ông khuyến khích sinh viên đón nhận công nghệ, mở rộng tư duy và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để vươn xa trong kỷ nguyên số.
Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

SVVN - PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tiếp tục trao đổi với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên.
Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả. 
Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

SVVN - 'Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp là vinh dự to lớn của một người sống đời bình thường, làm công việc bình thường là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đó là chia sẻ đầy xúc động của TS Phan Thị San Hà - nguyên Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), nguyên Giám đốc Trung tâm Châu Á nghiên cứu về Nước (CARE) khi được trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes académiques) của Chính phủ Pháp.
Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Ngày 18/9, trường THCS Giảng Võ tổ chức lễ gắn biển ‘Trường có chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế’ (LabelFranceducation) do Cơ quan phụ trách Giáo dục của Pháp tại nước ngoài (AEFE) cấp cho các trường song ngữ có chất lượng giảng dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế trên thế giới.