Khởi xướng hành trình nhân văn đến cộng đồng

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, gây ảnh hưởng chưa từng có đến đời sống người dân nước ta, T.Ư Đoàn đã phối hợp khởi xướng một hành trình nhân văn sâu sắc với hàng loạt hoạt động hỗ trợ cộng đồng, nhất là thanh niên.

Tết Nguyên đán 2022 vừa qua, 2.800 sinh viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch, công nhân có hoàn cảnh khó khăn đã vui chung niềm vui trong chương trình “Tết chung một nhà” do T.Ư phối hợp Sabeco tổ chức.

“Tết chung một nhà” – ý nghĩa về sự gắn kết và đoàn viên sau những biến động bởi COVID-19

Không chỉ nhận tấm vé miễn phí về quê sum họp bên gia đình, mỗi “hành khách” trên chuyến xe đặc biệt “Tết chung một nhà” còn được nhận những phần quà ý nghĩa, giá trị, nhân thêm niềm vui ngày Tết cổ truyền.

Khởi xướng hành trình nhân văn đến cộng đồng ảnh 1

Anh Ngô Văn Cương, Bí thư T.Ư Đoàn trao quà đến các hộ kinh doanh gặp khó khăn trong dịch COVID-19.

Trong số đó, có không ít tình nguyện viên, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn như Nguyễn Hương Giang, sinh viên ĐHQG Hà Nội là một trong những sinh viên may mắn được tặng vé về quê đón Tết Nguyên đán đoàn viên cùng gia đình từ sự hỗ trợ của chương trình.

Đơn cử như chị Nguyễn Thị Trang (tỉnh Lai Châu), trong suốt một thời gian dài từng phải “chạy đôn chạy đáo” do công việc bấp bênh, thậm chí có lúc chị đã buộc phải nghỉ việc. Là lao động chính trong gia đình, nhưng đồng lương công nhân ít ỏi của chị Trang thường chẳng bao giờ đủ trang trải cuộc sống cho cả mẹ già và cô con gái 10 tuổi. Chị từng dự tính sẽ cùng mẹ già, con thơ ở lại căn nhà trọ lụp xụp thay vì về quê để tiết kiệm tối đa sinh hoạt phí những ngày Tết.

“Nhận được vé xe của chương trình “Tết chung một nhà”, mẹ con, bà cháu chúng tôi chỉ biết ôm nhau mừng mừng tủi tủi. Nhờ chương trình, trong thời điểm khó khăn nhất, tôi vẫn có được niềm vui, động lực để cố gắng, nỗ lực tiếp tục lao động sản xuất trong năm mới”, chị Nguyễn Thị Trang xúc động nói.

Giống với hoàn cảnh nêu trên, 9 năm sống tại Thủ đô với nghề công nhân lắp ráp động cơ, anh Nguyễn Tiền Giang chỉ chờ đợi những ngày Tết Nguyên đán để có thể trở về quê hương, sum họp bên người thân tại Yên Bái. Dịch bệnh bùng phát, anh Giang cùng nhiều gia đình trong xóm trọ “tặc lưỡi” không về quê để bảo đảm an toàn cho gia đình, bè bạn.

Khởi xướng hành trình nhân văn đến cộng đồng ảnh 2

Hành trình nhân văn chia sẻ đến nhiều đối tượng là sinh viên, tình nguyện viên và thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Nắm được hoàn cảnh đó, chương trình “Tết chung một nhà” đã tìm đến, trao tận tay những suất quà Tết ấm áp tặng các gia đình ngụ tại xóm trọ, trong đó có vợ chồng, con cái anh Nguyễn Tiền Giang. Xóm trọ nhỏ lại rộn rã, hân hoan tiếng nói, nụ cười đón Tết.

Lan toả tinh thần đoàn kết

Bên cạnh chương trình “Tết chung một nhà”, Ban Tổ chức còn thực hiện nhiều hoạt động thiết thực khác. Đáng chú ý, có chiến dịch “Góp triệu ngôi sao” nhằm khích lệ cộng đồng chung tay lan tỏa tinh thần “Đi lên cùng nhau” bằng cách trực tiếp hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ trên địa bàn thành phố mang tên Bác, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Khởi xướng hành trình nhân văn đến cộng đồng ảnh 3

Chiến dịch “Góp triệu ngôi sao” nhằm khích lệ cộng đồng chung tay lan tỏa tinh thần “Đi lên cùng nhau”.

Chỉ sau thời gian ngắn kể từ ngày phát động, chiến dịch đã thu hút sự tham gia hưởng ứng của hơn 20.000 người. Từ đó, hỗ trợ được 600 hộ kinh doanh với tổng kinh phí khoảng 3 tỷ đồng.

Thời gian qua, hai bên còn phối hợp hỗ trợ 57 thanh niên nông thôn tiêu biểu nhận Giải thưởng Lương Định Của năm 2021; phối hợp trao 5 nghìn “Túi an sinh” tặng các hộ dân hoàn cảnh khó khăn; trao 7 máy thở chống xâm nhập và không xâm nhập tại chương trình “Tiếp sức Việt Nam”; trao 65.000 khẩu trang N95, bộ đồ bảo hộ y tế, hơn 35.000 chai dung dịch rửa tay sát khuẩn, 20.000 thùng nước đóng chai tặng các lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Anh Ngô Văn Cương, Bí thư T.Ư Đoàn cho biết: "Chương trình “Tết chung một nhà” đã lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đoàn kết dân tộc, trong đó nhấn mạnh tới sự gắn kết, tình cảm gia đình. Trong khi đó, chương trình “Góp triệu ngôi sao” lại chú trọng tới sức mạnh tổng hợp của cộng đồng qua tinh thần “Đi lên cùng nhau”, thiết thực động viên, khích lệ tuyến đầu chống dịch".

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 4

Khai mạc Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 4

SVVN - Sáng ngày 22/9, tại Sơn La, Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 4, khóa XII đã khai mạc dưới sự chủ trì của anh Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn và anh Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam.
Khai mạc Hội thảo Khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II

Khai mạc Hội thảo Khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II

SVVN - Sáng ngày 20/9, tại ĐHQG Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc và phiên thảo luận Hội thảo Khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II, với chủ đề: “Thanh niên trong bối cảnh chuyển đổi số”, với sự góp mặt của 24 công trình nghiên cứu tiêu biểu ở mỗi lĩnh vực đã được lựa chọn để trình bày tại Hội thảo.
Tận dụng tối đa công nghệ và mạng xã hội để tập hợp sinh viên

Tận dụng tối đa công nghệ và mạng xã hội để tập hợp sinh viên

SVVN - Tại Hội nghị lấy ý kiến cựu cán bộ Đoàn, Hội, Hội đồng tư vấn và các chuyên gia góp ý Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Ông Hoàng Bình Quân - Nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, nguyên Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam mong muốn: 'Hội Sinh viên cần có sự đổi mới trong công tác Hội, phong trào phải có tính hiệu triệu sinh viên, tận dụng tối đa công nghệ và mạng xã hội để tập hợp sinh viên'.