Khuyến khích giới trẻ sáng tạo những công trình vì cộng đồng

Khuyến khích giới trẻ sáng tạo những công trình vì cộng đồng
SVVN - Tiếp nối thành công những mùa trước, chương trình năm nay tiếp tục tìm kiếm các công trình, sáng kiến tham gia thuộc 3 nhóm nội dung: đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; sáng chế công cụ phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu; công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục.

Sáng ngày 2/5 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, báo Tuổi Trẻ phối hợp Tập đoàn Thiên Long chính thức phát động chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2019.

Tiếp nối thành công những mùa trước, chương trình năm nay tiếp tục tìm kiếm các công trình, sáng kiến tham gia thuộc 3 nhóm nội dung: đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; sáng chế công cụ phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu; công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục.

Khởi động từ năm 2016, đến nay chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục bước sang mùa thứ 4. Đối tượng dự thi là cá nhân hoặc nhóm không quá 5 người, không quá 35 tuổi. Thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 30/9. 

Thúc đẩy khả năng sáng tạo trong giới trẻ

Theo đó, chương trình nhận hồ sơ từ ngày 2/5 - 30/9/2019; Tổ chức bình chọn hàng tháng tại website https://www.trithuctre.doanthanhnien.vn, từ ngày 2/5 – 30/10/2019; Chấm sơ khảo và công bố các công trình, sáng kiến lọt vào chung khảo (tối đa 15 công trình, sáng kiến), trước ngày 1/11/2019; Chấm chung khảo và Lễ trao giải, dự kiến 10/11/2019.

Khuyến khích giới trẻ sáng tạo những công trình vì cộng đồng ảnh 1

Anh Bùi Quang Huy, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam phát biểu tại họp báo.

Phát biểu tại chương trình, anh Bùi Quang Huy, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN cho biết, BTC chương trình luôn đề cao tính mới, tính khả thi của các công trình. Ngoài các nội dung xuyên suốt, chương trình năm nay sẽ có thêm một số điểm mới: Phối hợp các trường Đại học Sư phạm triển khai chương trình “Chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục” thông qua các hội nghị nghiên cứu khoa học khối ngành sư phạm; sơ kết 3 năm tổ chức chương trình, gặp gỡ các tác giả đạt giải thưởng các năm 2016, 2017, 2018; bổ sung giải thưởng dành cho tỉnh, thành đoàn có số lượng hồ sơ gửi tham gia chương trình nhiều nhất.

Tiến sĩ Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, giám khảo chương trình qua các năm đánh giá các dự án, công trình tham dự chương trình đều có tính thực tiễn rất cao, xuất phát từ cơ sở, từ nhu cầu của nhà trường, thầy cô, học sinh; vì thế tính ứng dụng, phát triển trong thực tiễn cũng rất cao.

Theo TS Quân, khó khăn lớn nhất của các công trình là nguồn lực hỗ trợ để hiện thực hóa trong cuộc sống, đặc biệt là những công trình hướng đến các em học sinh khó khăn như trẻ tự kỷ, khuyết tật... “Nếu có được các nguồn lực hỗ trợ giúp các công trình đi vào thực tiễn, chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” không chỉ có tính khoa học, sáng tạo mà còn lan tỏa tính xã hội, cộng đồng”, TS Nguyễn Quân nói.

Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2019 tiếp tục tìm kiếm các công trình, sáng kiến thuộc 3 nhóm nội dung: Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; Sáng chế công cụ phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu; Công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục.

Tiếp sức cho các công trình, sáng kiến đi vào cuộc sống

Ông Trịnh Văn Hào, giám đốc marketing Tập đoàn Thiên Long, chia sẻ mong muốn của đơn vị là đóng góp cho một phần giáo dục nước nhà, qua đó làm cầu nối kết nối các tác phẩm, ứng dụng vào sự phát triển của giáo dục.

Khuyến khích giới trẻ sáng tạo những công trình vì cộng đồng ảnh 2

Ban tổ chức và nhà tài trợ trao tặng hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án đạt giải trong năm 2018 phát triển sản phẩm.

Để đưa các công trình, sáng kiến vào thực tiễn, ban tổ chức mong muốn các nguồn lực xã hội cùng chung tay tham gia vào chương trình.

Tại buổi họp báo, ban tổ chức trao hỗ trợ hai nhóm công trình, sáng kiến gồm: hỗ trợ gói truyền thông mạng xã hội cho công trình "VEC - Hệ thống xác thực trình độ học vấn bằng công nghệ blockchain" của nhóm tác giả Lâm Yên Thanh, Nguyễn Lâm Ngọc Bích, Lâm Trung Hiếu (TP.HCM) và hỗ trợ sản xuất catalogue cho công trình "Phần mềm học tiếng Anh trực tuyến IOSTUDY" của nhóm tác giả Lục Quang Tấn, Trần Dức Thắng, Nguyễn Thành Luân, Phạm Trung Hiếu, Nguyễn Anh Tuấn.

Khuyến khích giới trẻ sáng tạo những công trình vì cộng đồng ảnh 3

Họp báo chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2019.

Năm 2018, chương trình thu được kết quả nổi bật nhất với hơn 401 công trình, sáng kiến gửi về. Sau chương trình, nhiều công trình, sáng kiến đoạt giải đã được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, bước đầu thu hút sự quan tâm của người học, giáo viên và các nhà đầu tư.

Cụ thể, sản phẩm "Đèn học thông minh The Smart Light công nghệ 4.0 (IoT)" nhận được đầu tư của một số nhà đầu tư trong và ngoài nước, hiện đang xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm tại TP.HCM.

Với công trình "Thiết kế thiết bị PSE giúp cho trẻ mắc hội chứng down học đọc thông qua các chủ đề của kỹ năng sống" nhận được gói đầu tư trị giá 300 triệu đồng.

Bên cạnh đó công trình "Toán tương tác - Flash for Math" được dạy thử nghiệm ở nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội; phần mềm "Học tiếng Anh trực tuyến IOSTUDY" và "Học song ngữ FullLook đã được thương mại hóa và có doanh thu.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.