Lần đầu tiên đấu giá tranh sơn mài của danh họa Nguyễn Gia Trí tại Việt Nam

SVVN - Ngày 27/6 tới đây, với sự hợp tác chính thức từ sàn đấu giá Drouot tại Pháp, nhà đấu giá PI Auction House sẽ tổ chức phiên đấu giá nghệ thuật đạt chuẩn quốc tế đầu tiên với tên gọi “Arts du Vietnam – Nghệ thuật Việt Nam” trực tiếp tại Khách sạn Sofiel Metropole Hà Nội và nền tảng Drouot Digital tại Paris. Lần đầu tiên, tranh sơn mài của danh họa Nguyễn Gia Trí được đấu giá tại quê hương.

Tác phẩm “Lễ hội đầu năm” của ông sẽ được đấu tại phiên đấu giá quốc tế đầu tiên của PI Auction House. Đây là một dịp vô cùng hiếm hoi khi lần đầu tiên ngoài khuôn viên bảo tàng, công chúng có cơ hội được chiêm ngưỡng một tác phẩm của họa sĩ tài hoa này.

Lần đầu tiên đấu giá tranh sơn mài của danh họa Nguyễn Gia Trí tại Việt Nam ảnh 1Tác phẩm "Lễ hội đầu năm" của Nguyễn Gia Trí. 

Trên khổ lớn 70 x 120cm, với bố cục toàn cảnh cổ điển và hoà sắc thanh nhã, danh họa Nguyễn Gia Trí mô tả một lễ rước điển hình ở trong các lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ. Sắc vàng kim được dát chi tiết trên lễ vật, cỏ cây, hoa lá tạo nên vẻ cổ kính nhưng cũng rất tân kỳ, điểm xuyết bởi ánh bạc trên từng mái đình. Cái lộng lẫy sang trọng cạnh sự giản dị mộc mạc là phương thức quen thuộc mà ta có thể thấy bất kì đâu trong tranh của ông, đặc biệt là trong tác phẩm này, tạo nên không khí tâm linh trong một ngày đầu Xuân rộn rã.

Phiên đấu giá cũng là cuộc gặp mặt lớn của những họa sĩ Đông Dương gạo cội. Trong 143 "lot" được đấu giá thì có đến 63 "lot" thuộc thời kỳ Vàng. Đây là cuộc tề tựu lớn nhất từ trước đến nay của những bậc thầy Đông Dương.

 Nguyễn Gia Trí là một trong những tên tuổi hàng đầu của hội họa Việt Nam, là tác giả của bảo vật quốc giá Vườn xuân Trung Nam Bắc. Ông cùng với Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn tạo thành "bộ tứ họa sĩ" nổi tiếng thời kỳ đầu của nền Mỹ thuật Hiện đại.  Ông sinh năm 1908 tại một làng quê bên sông Hồng, thuộc Tràng An, Thường Tín, Hà Đông, trong một gia đình làm nghề thêu phẩm phục triều đình. Ông tốt nghiệp Trường Mỹ Thuật Đông Dương (l’École des Beaux- Arts de l'Indochine) khoá 7 (1931 - 1936) cùng khóa với Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn…

Từ trước đến nay, vẻ đẹp trong tất cả các tác phẩm của Gia Trí luôn hướng tới cội nguồn. Vào thập kỷ 1930 - 1940, trong suốt nhiều năm đóng cửa thử nghiệm, dù là đã rất quen thuộc với chất liệu sơn dầu phương Tây, nhưng ông đã vẫn hướng niềm say mê tìm tòi phát triển chất liệu dân tộc là sơn ta. Từ đó Nguyễn Gia Trí bắt đầu định hình phong cách nghệ thuật riêng của mình, cũng như định hình phong cách truyền thống riêng của mỹ thuật Việt Nam.

Nhiều tên tuổi khác thuộc hàng "tứ trụ" của Hội họa Việt Nam Hiện đại cũng góp mặt trong phiên đấu giá này như: Tô Ngọc Vân (Chân dung thiếu nữ, chì và phấn màu trên giấy, 28 x 14 cm), Nguyễn Sáng (Mèo, sơn mài trên đĩa gỗ, đường kính: 29 cm), Nguyễn Tư Nghiêm (Tiên cưỡi rồng, bột màu trên giấy, 39 x 52 cm), Bùi Xuân Phái (Chân dung thiếu nữ, sơn dầu trên toan, 39 x 29 cm), Lê Bá Đảng (Không gian, chất liệu tổng hợp trên vóc, 60 x 40 cm)…

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.
Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.