Liên kết tổ chức quốc tế, mở ra cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên

Liên kết tổ chức quốc tế, mở ra cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên
SVVN - Gần 60 xây dựng và phát triển, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam không ngừng đổi mới nội dung, phương thức và mở rộng liên kết đào tạo.

Với 8 chuyên ngành tiêu chuẩn, 2 chuyên ngành chất lượng cao đạt tiêu chuẩn Quốc tế, 1 chuyên ngành định hướng nghề nghiệp - ứng dụng, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn nỗ lực không ngừng mở rộng liên kết, hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu với các trường đại học nổi tiếng ở Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Thái Lan, Úc, Tây Ban Nha, Bỉ, Đài Loan.

Đáng kể đến là liên kết với nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ thực hiện nhiều dự án trong phát triển nông thôn, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với sinh viên nước ngoài, học tập với giảng viên của các trường đại học nổi tiếng nước ngoài. Đặc biệt, sinh viên còn có cơ hội được tu nghiệp ngắn hạn tại nước ngoài như Israel, Nhật Bản, Hà Lan…

Liên kết tổ chức quốc tế, mở ra cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên

Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam thảo luận, xây dựng bản đồ thôn bản tại địa phương.

Mới đây nhất, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn hợp tác với tổ chức phi chính phủ Action On Poverty (AOP) hoạt động trên lĩnh vực cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, cho người nghèo tại địa bàn vùng núi phía Bắc. 20 sinh viên tiêu biểu của khoa đi thực hành tại tỉnh Sơn La trong 6 tuần tại các bản ở huyện Mộc Châu, Vân Hồ. Sống cùng bà con dân bản, sinh viên được trải nghiệm cuộc sống, những khó khăn của đồng bào gặp phải. Từ đó, sinh viên đề xuất ra 4 ý tưởng phát triển cộng đồng và được tổ chức AOP phê duyệt, tài trợ với số tiền tối đa là 25 triệu đồng. Đó là các sáng kiến: xây dựng lò đốt rác kết hợp với tập huấn về thu gom, xử lý rác tại bản Nà Bai; cải tạo rừng thông phục vụ du lịch cộng đồng ở bản Hua Tạt; xây dựng khu sân chơi cho trẻ em tránh tình trạng trẻ em đi chơi ngoài bờ suối, giảm nguy cơ đuối nước ở bản Vặt; sáng kiến cuộc thi vẽ tranh cho trẻ em về chủ đề bảo vệ môi trường.

Liên kết tổ chức quốc tế, mở ra cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên

Tổ chức họp bàn, làm việc cùng người dân.

Nhờ liên kết đào tạo với các đối tác, tổ chức trong và ngoài nước, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn tạo cơ hội cho sinh viên được trải nghiệm thực tế trong nhiều môi trường giúp sinh viên trang bị kiến thức, kỹ năng và tác phong làm việc cũng như chuẩn bị hành trang tốt cho sự phát triển trong tương lai.

Chuyên ngành Phát triển nông thôn định hướng nghề nghiệp, ứng dụng (POHE) được xây dựng với sự hỗ trợ và tư vấn của các chuyên gia của dự án POHE - Hà Lan. Quan điểm đào tạo của chuyên ngành nhằm tăng cường tương tác giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với thực tế.

Theo đó, sinh viên được tăng cả cơ hội và thời gian được thực hành, đi quan sát thực tế để tự học hỏi các kiến thức xã hội, kinh nghiệm thực tiễn từ đó hình thành các kỹ năng cơ bản của nghề nghiệp. Chương trình này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về phát triển, phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng, kiến thức và kỹ năng về tổ chức sản xuất và cung ứng dịch vụ phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.