Nhiều cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thăng hạng ở bảng xếp hạng QS

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - ĐH Quốc gia Hà Nội và các trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Cần Thơ, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM đều có ngành lọt Top thế giới. Đáng chú ý, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM lần đầu góp mặt trong bảng xếp hạng các ngành của QS, đứng thứ 101-150 ngành Kỹ thuật dầu khí.

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố kết quả bảng xếp hạng các trường đại học theo 51 nhóm ngành đào tạo thuộc 5 lĩnh vực tại 1.500 cơ sở giáo dục đại học thuộc 85 khu vực với khoảng 14000 chương trình đào tạo ở các trường đại học. Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng với sự góp mặt tại 8 ngành.

Nhiều cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thăng hạng ở bảng xếp hạng QS ảnh 1 Danh sách 4 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thăng hạng ở bảng xếp hạng QS.

Cụ thể, ĐHQG Hà Nội có 5 lĩnh vực được xếp hạng. So với năm 2019, năm nay ĐHQG Hà Nội có thêm một lĩnh vực được xếp hạng là Kinh doanh và Nghiên cứu quản lý, xếp hạng thứ 501 – 550 thế giới.

Ngành Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo, năm 2019 có thứ hạng 451 - 500 thế giới, năm 2020 không được ghi danh trong bảng xếp hạng và năm 2021 lấy lại thứ hạng so với năm 2019. Ba ngành đào tạo Khoa học Máy tính và Hệ thống thông tin, Toán học, Vật lý và Thiên văn học vẫn tiếp tục duy trì xếp hạng trong Bảng xếp hạng theo lĩnh vực của QS.

Đối với ngành Kinh doanh và Nghiên cứu Quản lý, ĐHQG Hà Nội là cơ sở duy nhất ở Việt Nam có ngành này được xếp hạng. Ngành được xếp hạng thứ 501 – 550 trong tổng số 1.161 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng. Tuy lần đầu tiên được đánh giá xếp hạng, nhưng hai tiêu chí về trích dẫn và H-index của ngành được đánh giá khá cao (lần lượt là 61,6 và 65,1).

Đối với ngành Khoa học Máy tính và Hệ thống thông tin, mặc dù vẫn được xếp hạng nhưng thứ hạng từ nhóm 501 – 550 (năm 2020) đã xuống vị trí nhóm 601 – 650 và thứ hai ở Việt Nam, sau trường ĐH Bách khoa Hà Nội (năm 2021), khi QS mở rộng số lượng cơ sở giáo dục được xếp hạng (từ 600 lên 650 trong tổng số 1.570 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng thuộc lĩnh vực này).

Kết quả này là do điểm xếp hạng của chỉ số trích dẫn tăng vượt trội (18,6%) và H-index tăng 1,6% không bù được so với độ giảm điểm của chỉ số uy tín học thuật (-23,6%) và nhà tuyển dụng (-3%).

Đối với ngành Toán học, thứ hạng vẫn được giữ nguyên so với năm 2020, xếp thứ 401 - 450 thế giới và thứ nhất ở Việt Nam, tiếp đó là trường ĐH Bách khoa Hà Nội, với điểm của các tiêu chí tăng nhẹ (5,1% ở chỉ số uy tín học thuật, 1,9% ở trích dẫn, 6,3% ở chỉ số H-index) so với độ giảm điểm ở chỉ số uy tín với nhà tuyển dụng (-8,5%).

Đối với ngành Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và chế tạo, Ngành đã lấy lại vị trí xếp hạng 451 - 500 trong 520 cơ sở giáo dục đại học so với năm 2020. Kết quả xếp hạng năm 2021, chỉ số H-index của ngành tăng vượt trội (18,7%), kế tiếp theo là tăng nhẹ ở chỉ số trích dẫn (tăng 1,9%).

Đối với ngành Vật lý và Thiên văn học, năm 2021 ĐHQG Hà Nội là đơn vị duy nhất ở Việt Nam được xếp hạng, tăng lên vị trí 501 - 550 so với 551 - 600 trong năm 2020. Điểm của các tiêu chí tăng nhiều nhất ở điểm uy tín học thuật (tăng 3,2%), tăng 1,9% ở chỉ số H-index và giảm không đáng kể ở hai chỉ số còn lại (giảm 0,3% ở chỉ số trích dẫn và giảm 2,9% ở chỉ số uy tín nhà tuyển dụng).

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn góp mặt trong bốn ngành, gồm: Khoa học Máy tính và Hệ thống Thông tin, Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo, Toán học, Kỹ thuật Điện và Điện tử như năm 2020.

Nhiều cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thăng hạng ở bảng xếp hạng QS ảnh 2 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM lần đầu góp mặt trong bảng xếp hạng các ngành của QS.

Ở lĩnh vực Nông Lâm nghiệp, trường ĐH Cần Thơ là đại diện duy nhất, đứng thứ 351 - 400, giảm 100 bậc so với năm ngoái. Đây là năm thứ hai liên tiếp trường góp mặt tại bảng xếp hạng này.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM lần đầu góp mặt trong bảng xếp hạng các ngành của QS, đứng thứ 101 - 150 ngành Kỹ thuật - Dầu khí. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện trong lĩnh vực này, cũng là thứ hạng cao nhất của Việt Nam khi tham gia bảng xếp hạng các ngành của thế giới.

Bảng xếp hạng đại học thế giới theo lĩnh vực của QS đánh giá thứ tự các trường theo 51 nhóm ngành, tăng 3 nhóm so với năm 2020, thuộc 5 lĩnh vực chính. Năm 2021, khoảng 1.500 trường đại học thuộc 85 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 14.000 chương trình đã được QS xếp hạng.

Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới theo lĩnh vực của tổ chức QS (QS World University Rankings by Subjects) được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm: Uy tín trong giới hàn lâm (Academic Reputation); Uy tín với nhà tuyển dụng (Employer Reputation); Tỉ lệ trích dẫn trung bình trên một bài báo (Citations per paper); Chỉ số H-index đo lường năng suất và mức độ tác động của các công bố khoa học của đội ngũ giảng viên.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.