Nhiều thầy, cô giáo đã hy sinh cả tuổi trẻ để chăm lo cho học sinh như con em mình

SVVN - Sáng 17/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình lãnh đạo Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu giáo viên dân tộc thiểu số tham dự chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020, nhiều thầy, cô giáo đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về sự nghiệp "trồng người" nơi rẻo cao.

Trong không khí thân mật, các đại biểu trong Đoàn đã chia sẻ những khó khăn trong quá trình công tác, kiến nghị, đề xuất những ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy nói riêng, tăng cường vai trò cầu nối giữa chính quyền và đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về kinh tế - xã hội nói chung.

 Nhiều thầy, cô giáo đã hy sinh cả tuổi trẻ để chăm lo cho học sinh như con em mình ảnh 1 Niềm vui của cá thầy cô giáo khi được trực tiếp gặp gỡ lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc.

Thầy giáo Thào A Vàng, công tác tại trường Phổ thông dân tộc bán trú TH và THCS Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) cho biết: Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên tỷ lệ giãn lớp của học sinh vùng cao một số nơi chưa đồng đều, có nơi học sinh nghỉ học, bỏ học rất đông.

"Việc một bộ phận phụ huynh không muốn con em đi học vì nếp nghĩ "học nhiều rồi cũng về làm nương" không phải không có lý do. Ở quê tôi, quả thật có những trường hợp thanh niên dân tộc thiểu số tốt nghiệp đại học, trở về quê hương nhưng không tìm được việc. Tình trạng này khiến nhiều phụ huynh càng thêm bảo thủ trong suy nghĩ nêu trên", thầy Thào A Vàng chia sẻ. 

 Nhiều thầy, cô giáo đã hy sinh cả tuổi trẻ để chăm lo cho học sinh như con em mình ảnh 2 Thay mặt Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh đã trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Phát triển các Dân tộc".

Vì vậy, thầy giáo người Mông cho rằng, Đảng, Chính phủ và chính quyền các địa phương cần có những chính sách cụ thể trong giải quyết việc làm cho lao động trẻ người dân tộc thiểu số, qua đây vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, vừa hình thành suy nghĩ tích cực trong đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Cùng quan điểm trên, thầy giáo K'Dĩnh, Tổng Phụ trách Đội tại trường Tiểu học Tân Phúc 1 (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), đề nghị có thêm các chính sách đặc thù, thỏa đáng dành cho giáo viên dân tộc thiểu số ở các địa phương.

 Nhiều thầy, cô giáo đã hy sinh cả tuổi trẻ để chăm lo cho học sinh như con em mình ảnh 3 Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương những đóng góp tích cực trong sự nghiệp "trồng người" nơi rẻo cao của các thầy, cô giáo.

"Tại các buôn làng, đồng bào thường coi giáo viên là người có uy tín. Nhưng điều kiện công tác của giáo viên dân tộc thiểu số còn thiếu thốn, đời sống của chúng tôi cũng khó khăn. Đồng bào nhìn vào sẽ có suy nghĩ tiêu cực là học cao, làm thầy rồi cũng không khá hơn", thầy giáo người Cơ Ho thẳng thắn. 

"Nhiều lúc, tôi nhìn thấy học sinh của mình khổ quá, mà bản thân cũng không có khả năng giúp các em bớt vất vả trong cuộc sống. Tôi cảm thấy áy náy và khổ tâm lắm", thầy K'Dĩnh xúc động.

 Nhiều thầy, cô giáo đã hy sinh cả tuổi trẻ để chăm lo cho học sinh như con em mình ảnh 4
 Nhiều thầy, cô giáo đã hy sinh cả tuổi trẻ để chăm lo cho học sinh như con em mình ảnh 5
 Nhiều thầy, cô giáo đã hy sinh cả tuổi trẻ để chăm lo cho học sinh như con em mình ảnh 6 Các giáo viên dân tộc thiểu số tham gia chương trình.

Báo cáo về chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020, Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Tường Lâm cho biết: Các đại biểu của chương trình đều là người dân tộc thiểu số, đang công tác ở các vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. 

Trong đó, nhiều thầy, cô giáo có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, công tác với điều kiện giảng dạy, trường lớp thiếu thốn. Có người phải thường xuyên di chuyển bằng ghe, thuyền, vượt đường rừng tới các điểm trường. Nhiều thầy, cô giáo đã hy sinh cả tuổi thanh xuân để gắn bó với sự nghiệp giáo dục, chăm lo cho học sinh như con em trong gia đình.

Lắng nghe những tâm sự, chia sẻ thực tế tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương những đóng góp tích cực trong sự nghiệp "trồng người" nơi rẻo cao của các thầy, cô giáo. 

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh cho biết, hiện Đảng, Nhà nước đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số một cách có trọng tâm, trọng điểm, linh hoạt, phù hợp với từng vùng dân tộc thiểu số cụ thể. 

Đối với những đóng góp, kiến nghị của các đại biểu chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc khẳng định sẽ giao các vụ chức năng của Ủy ban Dân tộc tổng hợp, rà soát, tham mưu với Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, làm căn cứ điều chỉnh các chính sách phù hợp, thiết thực đồng hành, hỗ trợ lực lượng giáo viên dân tộc thiểu số. 

Dịp này, thay mặt Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh đã trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Phát triển các dân tộc" và quà tặng 63 đại biểu chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

10 nhà khoa học nhận Giải thưởng 'Quả Cầu Vàng' 2024

10 nhà khoa học nhận Giải thưởng 'Quả Cầu Vàng' 2024

SVVN - Trong Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024, TS. Nguyễn Phước Vinh được vinh danh là tiến sĩ trẻ nhất với công trình đột phá phát triển hệ nano dẫn thuốc sử dụng công nghệ gen, hỗ trợ điều trị ung thư vú ba âm và ung thư phổi tế bào nhỏ. Những công trình này không chỉ khẳng định năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ Việt Nam mà còn mang lại những ứng dụng thực tiễn có giá trị cao cho xã hội.
60 giáo viên tiêu biểu tham dự chương trình ‘Chia sẻ cùng thầy cô’ năm 2024

60 giáo viên tiêu biểu tham dự chương trình ‘Chia sẻ cùng thầy cô’ năm 2024

SVVN - T.Ư Hội LHTN Việt Nam vừa công bố danh sách 60 giáo viên tiêu biểu, xuất sắc sẽ tham dự chương trình ‘Chia sẻ cùng thầy cô’ năm 2024, đánh dấu 10 năm tổ chức chương trình ý nghĩa này. Các thầy cô, đại diện cho hơn 146 đề cử từ khắp cả nước, sẽ nhận được Bằng khen từ Bộ GD - ĐT và T.ƯHội, cùng những phần thưởng nhằm tôn vinh nỗ lực và đóng góp của họ trong công tác giảng dạy ở những vùng khó khăn, đảo xa và cơ sở giáo dục đặc biệt.
Hội trại Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại châu Âu lần thứ 10: Hành trình thanh xuân đầy ý nghĩa

Hội trại Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại châu Âu lần thứ 10: Hành trình thanh xuân đầy ý nghĩa

SVVN - Với nhiều bạn trẻ, hành trình 4 năm đại học không chỉ là những năm tháng học tập mà còn là một giai đoạn đầy dấu ấn trong hành trình trưởng thành. Đối với chị Vũ Thị Ngọc - nguyên Phó Chủ tịch Hội Sinh viên TP. Hà Nội, hành trình này còn mang thêm ý nghĩa và giá trị khi được trải nghiệm qua công tác Hội và đặc biệt là khi tham gia Hội trại Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại châu Âu, lần thứ 10.
10 Gia đình trẻ hạnh phúc 2024: Lan tỏa yêu thương, gắn kết cộng đồng

10 Gia đình trẻ hạnh phúc 2024: Lan tỏa yêu thương, gắn kết cộng đồng

SVVN - 10 gia đình trẻ tiêu biểu từ khắp các tỉnh thành đã được vinh danh trong Lễ tuyên dương ‘Gia đình trẻ hạnh phúc’, năm 2024. Với chủ đề ‘Bên nhau, mình là Nhà’, chương trình mang đến câu chuyện về những gia đình vượt qua khó khăn, gắn bó và sẻ chia, không chỉ xây dựng tổ ấm vững mạnh mà còn lan tỏa giá trị cộng đồng. Trong không gian đậm chất truyền thống và hiện đại, sự kiện đã để lại dấu ấn sâu sắc, khẳng định giá trị bền vững của gia đình Việt trong thời đại mới.
Ngày hội ‘Gia đình trẻ hạnh phúc 2024’: Lan tỏa giá trị gắn kết gia đình

Ngày hội ‘Gia đình trẻ hạnh phúc 2024’: Lan tỏa giá trị gắn kết gia đình

SVVN - Ngày hội ‘Gia đình trẻ hạnh phúc 2024’, với chủ đề ‘Bên nhau, mình là Nhà’, diễn ra tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (TP. Hà Nội), thu hút sự tham gia của hàng trăm gia đình trẻ và người dân Thủ đô. Chương trình do T.Ư Hội LHTN Việt Nam tổ chức, nhằm tôn vinh và lan tỏa những giá trị tốt đẹp của gia đình trong xã hội hiện đại, cũng như cổ vũ thanh niên xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh.