Nhiều trường dự kiến sẽ sử dụng kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM để xét tuyển

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Năm 2023 là năm thứ sáu ĐHQG TP. HCM tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) để xét tuyển vào đại học chính quy ở nhiều trường có đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này.

Năm 2022, kỳ thi ĐGNL đã thu hút gần 120.000 lượt thí sinh tham gia. Hơn 80 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển.Trong đó, các đơn vị thành viên của ĐHQG TP. HCM dành từ 20% đến tối đa 70% chỉ tiêu.

Theo kế hoạch hoạt động trọng tâm năm 2023, ĐHQG TP. HCM sẽ tăng cường triển khai các phương thức xét tuyển do ĐH này xây dựng chung và tổ chức thực hiện. Trong đó, tăng tỉ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức ĐGNL tối thiểu đạt 45% tổng chỉ tiêu, tức tăng 5% so với năm trước. Các đơn vị trực thuộc hằng năm dành chỉ tiêu lớn cho phương thức này như trường ĐH KHXH&NV, trường ĐH KHTN, trường ĐH Kinh tế - Luật…

Nhiều trường dự kiến sẽ sử dụng kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM để xét tuyển ảnh 1

Thí sinh dự thi Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM tổ chức năm 2022. (Ảnh: Hồng Nguyễn)

Với các trường ĐH, CĐ ngoài hệ thống ĐHQG TP. HCM, theo phương án tuyển sinh dự kiến các trường đã công bố, nhiều trường vẫn dành 5% - 20% chỉ tiêu cho phương thức sử dụng kết quả thi ĐGNL này.

Cụ thể như trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM dự kiến tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm ĐGNL lên khoảng 15% - 20%; trường ĐH Kinh tế TP. HCM dành 10% trong hơn 8.000 chỉ tiêu, trường ĐH Công nghiệp TP. HCM dự kiến dành 10% chỉ tiêu, trường ĐH Kinh tế Tài chính TP. HCM dành 5% chỉ tiêu…

Đề thi ĐGNL sẽ cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng.

TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP. HCM lưu ý, không khuyến khích thí sinh tham gia luyện thi mà khuyến khích thí sinh học tập một cách toàn diện, phát triển năng lực của mình, tiếp cận kiến thức một cách khoa học, chủ động. “ĐHQG TP. HCM cũng không ban hành, tổ chức bất cứ hình thức luyện thi nào. Hằng năm, trường chỉ công bố cấu trúc bài thi, đề thi mẫu để thí sinh biết định hướng chung về kỳ thi. Cách luyện thi tốt nhất cho thí sinh chính là học tốt các môn học trong trường phổ thông. Ngoài ra, nếu các em muốn tìm hiểu thêm kiến thức hoặc luyện thêm kỹ năng làm bài thi thì cần cân nhắc thật kỹ vì các thông tin về luyện thi hiện rất đa dạng và phức tạp. Học sinh nên sáng suốt và lựa chọn cách tiếp cận thông tin, kiến thức phù hợp”, TS Chính khuyên các bạn thí sinh.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển 40 ứng viên để đào tạo đạt trình độ tiến sĩ; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển 2 giảng viên học vị tiến sĩ; Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cần tuyển 9 tiến sĩ cho các lĩnh vực…