Sau Tết, sinh viên "kêu trời" vì chủ trọ tăng giá

Sau Tết, sinh viên "kêu trời" vì chủ trọ tăng giá
SVVN - Sau kỳ nghỉ Tết, sinh viên đã phải áp dụng “chính sách thắt lưng buộc bụng” để đối phó với các “chiêu” tận thu của chủ nhà trọ: Tăng tiền phòng, áp dụng thêm nhiều khoản phụ thu “vô lý”...

“Đi ăn cỗ, về mất chỗ”

Hoàng Tuấn (năm thứ nhất, trường ĐH Mở TP. HCM) kể: “Mình cùng hai người bạn ở phòng trọ khá rộng rãi, với giá 3,5 triệu đồng/tháng. Tụi mình nghỉ Tết cả tháng mới lên nhưng vừa lên đã bị chủ nhà đòi phòng, vì một “quy định mới”: Đi vắng quá 3 tuần thì phải trả lại phòng, dù có đóng tiền “đặt cọc”. Tụi mình cũng nói lý lẽ với chủ nhà nhưng cuối cùng, vẫn không đòi được tiền “đặt cọc”, do khi tụi mình thuê phòng, hai bên chỉ thỏa thuận miệng”.

Thùy Trinh (năm thứ hai, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM)  chia sẻ: “Lúc ký hợp đồng, mình đã không đọc kỹ các điều khoản và đó là sơ hở để sau Tết, chủ phòng trọ bắt ép vô lý. Trước khi bọn mình về quê, chủ phòng đòi cả đám đóng trước tiền nhà 2 tháng mới được dùng phòng tiếp, nếu không muốn phải chuyển đi”.

Tuấn Anh (năm thứ ba, trường ĐH Kinh tế TP. HCM) mới đây đã khốn đốn đi tìm phòng mới, do Tết ra, chủ nhà lấy lại phòng mà không thông báo trước: “Mình về quê lên thì mới hay tin phòng của mình đã có người thuê. Toàn bộ đồ của mình đều bị chuyển xuống nhà kho, chờ mình đến chuyển đi. Nếu muốn ở phòng cũ thì tụi mình phải chịu mức giá 2 triệu đồng/người. Đã thế, đồ đạc còn bị mất mát, mà chủ trọ dữ có tiếng nên tụi mình cũng không dám làm gì hết”.

Sau Tết, sinh viên kêu trời vì chủ trọ tăng giá

 Sau Tết, nhiều khu nhà trọ đã tăng giá và thêm các khoản phụ thu vô lý.

Lèn người và tăng phụ phí

Chuyện ở ghép xưa nay đều do các sinh viên tự thỏa thuận với nhau, hiếm lắm mới do sự sắp xếp của chủ nhà nhưng sau Tết, ở một số khu trọ, đã xảy ra tình trạng chủ nhà tự ý cho người lạ vô phòng ở mà không cần hỏi ý kiến của người đang thuê trọ. “Mình từ quê lên được vài ngày thì chủ nhà dắt đến một anh chàng và bảo mình cho ở nhờ một tháng. Tiền trọ thì chia đôi. Mình nghĩ, đều là sinh viên với nhau nên cũng đành đồng ý. Nhưng mấy ngày nay, mình cảm thấy không ổn vì anh chàng này ở dơ đến mức không thể chịu nổi. Mỗi lần mình nấu ăn là anh chàng cằn nhằn. Mình đã phải lên nói chuyện thẳng thắn với chủ nhà”, Bảo Duy (trường ĐH Hoa Sen) kể.

Sau Tết, nhiều chủ nhà trọ đã tự ý thêm nhiều khoản phí dịch vụ khiến sinh viên lo “méo mặt”. Lê Tâm Trang (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) tâm sự: “Nói là ở Làng Đại học Thủ Đức cái gì cũng rẻ nhưng thật ra không phải vậy, giá phòng trọ cao chẳng kém gì trong thành phố”. Căn phòng Trang thuê rộng 10m2 nhưng cô và các bạn phải trả 1,2 triệu đồng/tháng. Nhưng hãi nhất vẫn là giá nước và giá điện: “Trước Tết, tụi mình phải đóng 20.000 đồng/m3 nước và 3.500 đồng/kWh điện, vậy mà bà chủ còn tính chuẩn bị tăng giá tiếp. Tính ra, tổng chi phí tiền điện, nước và các khoản phụ, mỗi đứa tụi mình phải đóng tới hơn 800.000 đồng/tháng”.

Quốc Dũng (năm thứ nhất, trường ĐH KHTN, ĐHQG TP. HCM) mới chuyển trọ đến khu Làng Đại học Thủ Đức cho tiện việc học tập cũng bức xúc: “Bà chủ trọ mình rất dữ dằn. Bà nói là chỗ nào cũng vậy, không ai cho “đặt cọc” một tháng nên tụi mình muốn ở phải đóng tiền “đặt cọc” 3 tháng. Đã vậy, tụi mình phải chấp nhận giá điện và giá nước rất cao. Do bí phòng ở nên tụi mình đành ngậm bồ hòn làm ngọt”.

MỚI - NÓNG
Hành trình về nguồn của đại biểu Giải thưởng Lý Tự Trọng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Hành trình về nguồn của đại biểu Giải thưởng Lý Tự Trọng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
SVVN - Các đại biểu nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng đã có một trải nghiệm xúc động khi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Giữa không gian đầy ắp những hiện vật lịch sử, họ cảm nhận được sự hi sinh lớn lao của các thế hệ đi trước và trách nhiệm của mình trong việc tiếp nối, phát huy truyền thống cách mạng.
Nhiều chỉ tiêu vượt mốc ‘Bình dân học vụ số’ tạo dấu ấn
Nhiều chỉ tiêu vượt mốc ‘Bình dân học vụ số’ tạo dấu ấn
SVVN - Chỉ sau hai tuần triển khai, Tháng Thanh niên 2025 đã ghi nhận hàng loạt kết quả bứt phá: Hơn 420.000 người dân được phổ cập kỹ năng số, gần 650 căn nhà được sửa chữa và xây mới, hàng nghìn công trình thanh niên được thực hiện. Đặc biệt, nhiều chỉ tiêu đã chạm mốc 70 - 100% kế hoạch, khẳng định tinh thần xung kích và cống hiến không ngừng của tuổi trẻ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

SVVN - Vượt qua những ngày dài từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm mưu sinh, rồi lại thức trắng đến 2-3 giờ sáng ôn thi, Nguyễn Tuyết Nhung (sinh năm 2005, Thanh Hóa) đã chạm đến giảng đường đại học với danh hiệu Thủ khoa Sư phạm Tiểu học, Á khoa khối C trường ĐH Đồng Nai. 
Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

SVVN - Lựa chọn ngành học và trường đại học phù hợp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng lớn đến con đường sự nghiệp sau này. Mỗi trường đại học đều có những thế mạnh riêng trong đào tạo các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý giúp thí sinh có thể tìm được ngôi trường phù hợp với ngành nghề mà mình mong muốn theo đuổi.
Bốn điểm mới cần lưu ý với kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Bốn điểm mới cần lưu ý với kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

SVVN - Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp TP. HCM vừa diễn ra tại trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), PGS. TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD - ĐT) cho biết, kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025 có nhiều điểm mới. Thí sinh cần nắm vững quy trình xét tuyển để có cơ hội trúng tuyển vào ngành mong muốn.