Sinh viên các trường cao đẳng nghề thích nghi với dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Sinh viên các trường cao đẳng nghề thích nghi với dịch COVID-19
SVVN - Đối diện với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều trường cao đẳng nghề đã đề ra các phương án để sinh viên có thể thích nghi và trau dồi kỹ năng thực hành nghề nghiệp, hoàn thành các mục tiêu của chương trình đào tạo.

Lớp học “3 tại chỗ”

Lê Văn Tài (năm thứ ba, lớp Cắt gọt kim loại, khoa Cơ khí) là một trong 16 sinh viên của trường CĐ Công Thương miền Trung đang thực hiện phương án “3 tại chỗ”. Cậu cho biết: “Nhà trường đã chủ động tạo điều kiện ăn, ở, học tập khép kín cho tụi mình nhằm đảm bảo tiến độ với hợp đồng đào tạo chất lượng cao chuyển giao từ CHLB Đức cũng như đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch”.

Các thành viên của lớp đều đã được tiêm hai mũi vắc xin và luôn tuân thủ “5K”. Các bạn được kiểm tra y tế mỗi ngày và test COVID-19 hai tuần một lần. Sinh viên được bố trí ở tập trung tại 4 phòng KTX, mỗi phòng có 4 bạn. Bên cạnh đó, trường còn hỗ trợ các bạn về mọi mặt, bao gồm chi phí ăn uống.

Sinh viên các trường cao đẳng nghề thích nghi với dịch COVID-19 ảnh 1

Một giờ học thực hành tại xưởng của Lê Văn Tài. (Ảnh: NVCC).

Mặc dù rất nhớ nhà và gặp phải một vài bất tiện trong sinh hoạt tập thể nhưng Tài vẫn cảm thấy may mắn khi được đến trường. Cậu chia sẻ: “Việc thực hiện “3 tại chỗ” giúp mình được học tập bình thường trong mùa dịch, đảm bảo tiến độ chương trình. Tụi mình học lý thuyết online tại phòng KTX và có nhiều thời gian để học thực hành trên lớp hơn. Ngoài ra, mình còn thấy rất thuận tiện vì có thể trao đổi bài vở với bạn bè”.

Sinh viên các trường cao đẳng nghề thích nghi với dịch COVID-19 ảnh 2

Mọi hoạt động đều khép kín trong khuôn viên trường học - KTX để tránh lây lan dịch bệnh.

Cũng đang học tập, sinh hoạt trong mô hình lớp học “3 tại chỗ”, Huỳnh Vũ Luân (năm thứ hai, ngành Lắp đặt thiết bị cơ khí - chuyển giao từ CHLB Đức, trường CĐ Công nghệ Quốc tế LILAMA 2) cho biết, cậu thấy rất yên tâm về sức khỏe: “Trong suốt hơn một tháng nay, bọn mình được sắp xếp chỗ ở ngay tại KTX của trường và được lo cho ăn uống ba bữa mỗi ngày. Bọn mình đã tiêm vắc xin mũi thứ nhất và được test nhanh COVID-19 hằng tuần”. Bên cạnh đó, các giảng viên cũng được bố trí ăn, ở tại trường để đảm bảo khép kín, an toàn.

Sinh viên các trường cao đẳng nghề thích nghi với dịch COVID-19 ảnh 3

Một giờ học thực hành của Vũ Luân tại xưởng. (Ảnh: NVCC).

Về học tập, sinh viên chủ yếu thực hành ngay tại xưởng. Cuối tuần, trường sẽ bố trí thêm giảng viên để giảng dạy lý thuyết chuyên môn để đảm bảo sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng nghề trước kì thi AP1 (thi giữa khóa) vào tháng Mười Một sắp tới. Luân bày tỏ: “Trước đây, tuy cũng thực hành tại xưởng nhưng vì có nhiều lớp cùng học nên thường bọn mình mất từ 1 - 2 tuần để xong một dự án. Bây giờ, khi chỉ có sinh viên ba lớp chuyển giao học tại trường, bọn mình được thực hành nhiều hơn và có thể hoàn thành 1 - 2 dự án mỗi tuần.

Tuy gặp một chút khó khăn trong việc mua sắm đồ dùng sinh hoạt, nhưng Luân cảm thấy rất may mắn vì nhà trường luôn tạo điều kiện để sinh viên được học tập với tâm thế tốt nhất.

Học nghề tại nhà

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, Nguyễn Văn Linh (năm thứ hai, ngành Cơ Điện tử, trường CĐ Cơ Điện Hà Nội) đã chuyển từ học trực tiếp sang hình thức trực tuyến từ cuối năm thứ nhất.

Được biết, để đảm bảo an toàn cho sinh viên, giảng viên, nhà trường đã triển khai phương án dạy và học trực tuyến trên hệ thống Elearning. Lịch học lý thuyết của sinh viên trường là từ 7h30 đến 11h hằng ngày.

Sinh viên các trường cao đẳng nghề thích nghi với dịch COVID-19 ảnh 4
Văn Linh là một chàng trai đam mê kỹ thuật và luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.

Văn Linh chia sẻ: “Học online khiến mình gặp một số trở ngại về vấn đề thực hành kỹ năng nghề nghiệp. Vì ngành mình học là ngành kỹ thuật nên cần độ chính xác cao và phải bám sát vào thực tế. Ví dụ, khi giảng viên giới thiệu về một cảm biến thì tụi mình rất cần trải nghiệm để hiểu cách sử dụng, vận hành. Bên cạnh đó, mình cũng gặp một chút bất tiện mỗi khi đường truyền Internet không ổn định, gây gián đoạn bài giảng”.

Linh cho biết, ban đầu cậu rất lo lắng vì sợ thời gian học online sẽ bị kéo dài. “Với chương trình học 70% là thực hành, việc không thể đến trường là một thiệt thòi rất lớn với mình”, Linh giãi bày. Tuy nhiên, khi cố gắng thích nghi với cách học mới này, sinh viên đã phần nào cải thiện chất lượng học tập. Giảng viên luôn cố gắng giải đáp tận tình những thắc mắc của sinh viên và nhà trường cũng chú trọng trong việc nâng cấp đường truyền.

Bên cạnh những hạn chế thì việc học trực tuyến giúp Linh có thêm thời gian phụ giúp gia đình trong việc trồng trọt cũng như tham gia những hoạt động công tác Đoàn xã, chiến dịch “Mùa Hè Xanh” và tham gia tình nguyện chống dịch.

Linh tâm sự: “Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, để thực hiện niềm đam mê kỹ thuật, mình đã lựa chọn học Cơ Điện tử tại trường. Vậy nên, mình rất mong dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát để mình có thể hoàn thành mục tiêu học tập và có được tay nghề vững vàng”.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Các trường đại học đang cần bao nhiêu tiến sĩ?

Năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển 40 ứng viên để đào tạo đạt trình độ tiến sĩ; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển 2 giảng viên học vị tiến sĩ; Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cần tuyển 9 tiến sĩ cho các lĩnh vực…