Tác động của COVID-19 đến giáo dục đại học toàn cầu

Tác động của COVID-19 đến giáo dục đại học toàn cầu
Đại dịch COVID-19 đang tác động rất lớn đến giáo dục đại học. Ở nhiều nước trên thế giới, các trường đại học đã đóng cửa và việc giảng dạy được chuyển sang trực tuyến. Các hoạt động quốc tế hóa đã bị chậm lại đáng kể. Bất chấp những thách thức này, các trường đại học đã có phản ứng tích cực, thường xuyên thực hiện những giải pháp mới để tiếp tục giảng dạy, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ xã hội.

Vào ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố tình trạng đại dịch do COVID-19 – một căn bệnh hô hấp truyền nhiễm do chủng loại Coronavirus mới xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc gây ra. Tính đến ngày 1/4/2020, hơn 3,4 tỷ người, chiếm 43% dân số thế giới, đang bị phong tỏa và cách ly xã hội ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Phong tỏa và các biện pháp cách ly xã hội tác động mạnh đến giáo dục đại học. Hoạt động giáo dục bị xáo trộn hơn bao giờ hết, nhưng thực tế các trường đóng cửa giảng đường không có nghĩa là ngừng hoạt động. Trái lại, đối mặt với nhiều thách thức, họ đã nhanh chóng phản ứng và tìm ra giải pháp mới cho những vấn đề trước đây chưa biết, và những cách thức mới để tiếp tục giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội.

Những thách thức đối với quốc tế hóa

Mảng hoạt động đầu tiên của giáo dục đại học bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là quốc tế hóa, đặc biệt là du học quốc tế. Khi bắt đầu dịch bệnh, nhiều trường đại học ở những quốc gia chưa bị ảnh hưởng đang có sinh viên quốc tế đến từ những quốc gia bị dịch bệnh, hoặc có sinh viên của mình đang theo chương trình trao đổi tại những trường đại học ở những quốc gia có dịch. Khi quy định hạn chế đi lại được áp đặt, những sinh viên quốc tế quyết định tạm ngưng thời gian lưu trú hoặc tìm cách về nước, hoặc buộc phải ở lại nước sở tại. Các trường đại học đã áp dụng những giải pháp khác nhau cho những tình huống này, chẳng hạn như làm việc với các chính phủ để đảm bảo hồi hương sinh viên của họ và hỗ trợ những sinh viên quốc tế bị kẹt lại (ví dụ cho phép họ ở trong ký túc xá sinh viên ngay cả khi đã quá thời hạn lưu trú).

Tác động đến việc giảng dạy

Lệnh phong tỏa đặt ra những thách thức khác phức tạp hơn đối với các trường. Thách thức chính liên quan đến việc phải tiếp tục giảng dạy khi sinh viên, giảng viên và cán bộ nhân viên không thể có mặt tại trường. Giải pháp duy nhất là mở rộng giảng dạy trực tuyến. Trong một thời gian tương đối ngắn, các trường đại học phải chuyển toàn bộ các chương trình sang hình thức trực tuyến, một số trường bắt đầu học kỳ mới hoàn toàn trực tuyến. Các trường đại học ở Trung Quốc là những trường tiên phong thực hiện giảng dạy trực tuyến và sau đó các trường đại học ở những nơi khác trên thế giới cũng làm theo.

Trong những trường hợp như vậy, sự hợp tác với chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ là rất quan trọng để đảm bảo không sinh viên nào bị bỏ rơi lại phía sau. 

Trong những trường hợp như vậy, sự hợp tác với chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ là rất quan trọng để đảm bảo không sinh viên nào bị bỏ rơi lại phía sau. Đây là cách tiếp cận được Liên minh Giáo dục Toàn cầu (Global Education Coalition) của UNESCO áp dụng như một sáng kiến hỗ trợ các quốc gia trong việc chia sẻ và nhân rộng các hoạt động học tập từ xa tốt nhất của họ. Trọng tâm chính của liên minh là tập trung vào giáo dục tiểu học và trung học, nhưng cũng bao gồm cả giáo dục đại học.Tuy nhiên, việc chuyển sang dạy trực tuyến cũng gặp số thách thức. Trước tiên là tình trạng bất bình đẳng trong cơ hội truy cập công nghệ thông tin-truyền thông. Ở một số quốc gia, chẳng hạn như Brazil, số sinh viên có thể tiếp cận Internet hạn chế đến mức một số trường đại học đã quyết định đóng cửa hoàn toàn. Việc giảng dạy trực tuyến khi đó chỉ có lợi cho một tỷ lệ sinh viên rất nhỏ, do đó làm tăng thêm sự bất bình đẳng và sự khác biệt trong cơ hội, cho phép sinh viên giàu có tiếp tục học tập và bỏ lại những sinh viên nghèo. Một thách thức khác ít rõ ràng hơn, là chất lượng đào tạo trực tuyến có vấn đề khi trường và giảng viên không kịp chuẩn bị chu đáo trong bối cảnh khẩn cấp.

Tác động của COVID-19 đến giáo dục đại học toàn cầu ảnh 1 Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lên giáo dục toàn cầu. (Infographic: TTXVN)
   

Tác động đến nghiên cứu

COVID-19 đang có những tác động cả tiêu cực và tích cực đến nghiên cứu. Về mặt tiêu cực, COVID-19 đang khiến các nhà nghiên cứu không thể đi lại và làm việc cùng nhau đúng nghĩa, và do đó ảnh hưởng đến việc hoàn thành các dự án nghiên cứu chung. Về mặt tích cực, nhiều trường đại học đang cam kết sử dụng phòng thí nghiệm và các nhóm nghiên cứu của họ để nghiên cứu về COVID-19, tìm kiếm vắc-xin và/hoặc các loại thuốc có khả năng điều trị bệnh, hoặc thu thập và phổ biến thông tin về bệnh. Chẳng hạn, Trung tâm dữ liệu COVID-19 của ĐH John Hopkins đang theo dõi những xu hướng toàn cầu hàng ngày của dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới.

Sứ mệnh xã hội của giáo dục đại học

Bên cạnh những trường đại học có các bệnh viện đi đầu trong cuộc chiến chống COVID-19, nhiều trường đại học trên khắp thế giới đang giúp đỡ cộng đồng địa phương của họ bằng cách cho phép sử dụng các cơ sở của trường làm nơi cách ly bệnh nhân lây nhiễm, công bố rộng rãi các nghiên cứu hoặc thông báo cho cộng đồng địa phương về các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Mặc dù COVID-19 là một thách thức chưa từng có đối với các trường đại học trên toàn thế giới, các trường đại học đang tích cực thực hiện những sáng kiến để phòng chống dịch bệnh và giảm thiểu những gián đoạn do đại dịch gây ra.

Hợp tác toàn cầu

Do tài nguyên và năng lực không được chia sẻ đồng đều giữa các trường đại học trên toàn thế giới, hợp tác toàn cầu là vô cùng quan trọng. Thiếu sự hợp tác, việc tìm kiếm vắc-xin và/hoặc điều trị COVID-19 sẽ chậm hơn và không hiệu quả; giảng dạy sẽ chỉ có lợi cho một phần nhỏ sinh viên, làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng; và lợi ích cho xã hội sẽ giảm xuống mức tối thiểu. Chúng ta chưa dự đoán chính xác được những ảnh hưởng trung hạn và dài hạn của đại dịch đối với sức khỏe, với nền kinh tế và các khía cạnh văn hóa xã hội của cả xã hội, nhưng chúng sẽ rất đa dạng và khó làm giảm thiểu.

Hoạt động của Hiệp hội các trường đại học quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Để thúc đẩy hợp tác toàn cầu và hỗ trợ các trường đại học, Hiệp hội Các trường đại học quốc tế (International Association of Universities – IAU) đã đưa ra nhiều sáng kiến khác nhau. Đầu tiên, IAU khởi xướng một cuộc khảo sát toàn cầu về tác động của COVID-19 tại các trường đại học trên toàn thế giới. Kết quả của cuộc khảo sát sẽ giúp hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của dịch bệnh đối với các trường đại học ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Khi đại dịch kết thúc, IAU có kế hoạch thực hiện phiên bản khảo sát thứ hai để theo dõi các tác động từ trung hạn đến dài hạn và các sơ đồ hành động được thực hiện bởi các trường đại học như phản ứng tức thời với đại dịch cũng như trong tương lai. IAU cũng đang thu thập và chia sẻ tài nguyên về COVID-19 và sẽ tiến hành một loạt các hội thảo trên web về tương lai của giáo dục đại học trong thế giới hậu COVID-19.

Cuộc khủng hoảng chưa từng có này khẳng định rằng trong những thời điểm khó khăn như vậy, chia sẻ tài nguyên là cách duy nhất để cộng đồng giáo dục đại học toàn cầu vượt qua thách thức và tự hào khẳng định vai trò quan trọng của mình trong xã hội.

Giorgio Marinoni là Trưởng ban Giáo dục đại học và Quốc tế hóa, Hiệp hội Các trường đại học quốc tế. E-mail: g.marinoni@iau-aiu.net. Hilligje van‘t Land là Tổng thư ký của Hiệp hội Các trường đại học quốc tế. E-mail: h.augeland@iau-aiu.net.

Theo International Higher Education Việt Nam
MỚI - NÓNG
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
SVVN - Tối ngày 7/10, tại Hà Nội, T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam và TCP Việt Nam tổ chức chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt”, năm 2024. Chương trình tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, những người đã vượt qua nghịch cảnh, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đóng góp tích cực cho cộng đồng. 
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
SVVN - PGS. TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP. HCM cho biết, năm 2025, ĐHQG TP. HCM thống nhất chủ trương thực hiện 3 phương thức tuyển sinh đại học gồm: (1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, ĐHQG TP. HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.

Có thể bạn quan tâm

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

SVVN - Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG Hà Nội chính thức khởi động, với khoảng 85.000 lượt thí sinh cùng cấu trúc đề thi mới mẻ và phong phú. Thí sinh sẽ trải qua ba phần thi: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, và Khoa học hoặc Tiếng Anh. Đặc biệt, phần Khoa học sẽ cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề khác nhau, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thi hấp dẫn và đa dạng.
Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

SVVN - Hà Nội sẽ tổ chức Lễ tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm, nhằm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và ghi nhận những thành tích ấn tượng của sinh viên, với những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc. Đây là lần thứ 22, TP. Hà Nội vinh danh các thủ khoa, góp phần khuyến khích và thu hút nhân tài cho sự phát triển của thành phố.
Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

SVVN - Chuyến thăm của Ngài Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu Meta, mang đến cho sinh viên ĐHQG Hà Nội nguồn cảm hứng mạnh mẽ về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Những chia sẻ của ông khuyến khích sinh viên đón nhận công nghệ, mở rộng tư duy và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để vươn xa trong kỷ nguyên số.
Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

SVVN - PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tiếp tục trao đổi với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên.
Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả. 
Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

SVVN - 'Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp là vinh dự to lớn của một người sống đời bình thường, làm công việc bình thường là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đó là chia sẻ đầy xúc động của TS Phan Thị San Hà - nguyên Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), nguyên Giám đốc Trung tâm Châu Á nghiên cứu về Nước (CARE) khi được trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes académiques) của Chính phủ Pháp.
Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Ngày 18/9, trường THCS Giảng Võ tổ chức lễ gắn biển ‘Trường có chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế’ (LabelFranceducation) do Cơ quan phụ trách Giáo dục của Pháp tại nước ngoài (AEFE) cấp cho các trường song ngữ có chất lượng giảng dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế trên thế giới.