SVVN - Không kể ngày nắng đêm mưa, cứ sau một cuộc gọi vào đường dây nóng, đội ngũ y tế của trạm y tế lưu động (TYTLĐ) lại tức tốc lên đường ứng cứu người bệnh. Trên xe được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, bình ô xy, máy đo SpO2, túi thuốc các loại.
SVVN - Bằng hình thức chăm sóc trực tuyến, các bác sĩ không chỉ nắm bắt được mọi diễn biến của người bệnh mà còn hỗ trợ nâng đỡ tinh thần cho các F0. Những trường hợp trở nặng được phối hợp chuyển viện kịp thời, đúng tuyến làm tăng thêm khả năng cứu chữa cho bệnh nhân, ngăn chặn hiệu quả tử vong ngoài cộng đồng.
SVVN - Các địa phương căn cứ số F0 tại mỗi phường, xã, thị trấn để lập đủ Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19. Mỗi tổ chăm sóc dự kiến sẽ quản lý và chăm sóc từ 10 đến 20 F0.
SVVN - Được điều trị kịp thời sau khi nhiễm COVID-19, hai anh em Trần Lê Quang Trường (sinh năm 2000) và Trần Lê Quang Sơn (sinh năm 2002) đã tình nguyện quay lại Bệnh viện Dã chiến số 4 (TP. HCM) để chăm sóc các bệnh nhân F0, tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu trong công cuộc chống dịch.
SVVN - Là một trong 1000 Quân y được giao nhiệm vụ lên đường chi viện cho miền Nam chống dịch, Thượng sĩ Trần Mạnh Hùng chỉ kịp sắp xếp đồ đạc, gọi điện về cho gia đình ngay trong đêm để nhắn gửi lời hứa vội vàng "con sẽ trở về".
SVVN - Không may mắc COVID trong thời gian hỗ trợ địa phương lấy mẫu xét nghiệm, sau khi khỏe hẳn, nữ sinh phổ thông đem chính hiểu biết trong những ngày trị bệnh cùng sự tận tâm để đồng hành, cứu chữa người bệnh F0.
SVVN - Không chỉ có các bệnh viện, trung tâm y tế, nhiều trường ĐH tại TP. HCM đã vào cuộc chăm sóc F0. Bằng nhiều hình thức khác nhau, với chuyên môn, các trường đã triển khai các hình thức thiết thực để chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân COVID-19.
SVVN - "Mình không chụp ảnh khi đang làm nhiệm vụ và cả những lúc nghỉ ngơi. Mình không muốn công khai trên mạng xã hội vì sợ bố mẹ sẽ nhìn thấy. Bố mẹ mình cũng có tuổi rồi." - Thúy Nhàn tâm sự.