Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực tăng mạnh vì kỳ thi 2020 chỉ xét tốt nghiệp

SVVN - Bình thường chỉ có 20-30 thí sinh đăng ký nhưng chỉ trong ngày 23/4, có hơn 2.000 thí sinh đăng ký dự thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM.

Chiều ngày 23/4, số liệu cập nhật mới nhất từ ĐHQG TP. HCM cho thấy, có gần 46.000 thí sinh đăng ký dự thi Đánh giá năng lực đợt 1, thời hạn đăng ký đợt một sẽ kết thúc vào ngày 24/4.

Về số lượng thí sinh đăng ký dự thi, theo PGS.TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐHQG TP. HCM, ngay sau khi Bộ GD - ĐT công bố kỳ thi 2020 có mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT, số lượng học sinh đăng ký dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM đã tăng vọt. 

Cụ thể, ông Nghĩa cho biết, theo kế hoạch cũ, hạn đăng ký ngày 28/2, lúc đó chỉ có khoảng 36.000 thí sinh đăng ký. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, ĐHQG TP. HCM quyết định kéo dài đăng ký đến 24/4. Bình thường, thí sinh đăng ký rất ít, mỗi ngày chỉ khoảng 20 - 30 người. 

Thế nhưng ngày 21/4, Bộ GD - ĐT công bố kỳ thi chỉ để xét tốt nghiệp thì ngày 22/4 số đăng ký mới trong ngày vọt lên hơn 1.000. Và chỉ trong ngày 23/4, đã có hơn 2.000 thí sinh đăng ký.

Hiện tại, có gần 60 trường đại học cao đẳng sẽ dùng kết quả kỳ thi này để xét tuyển đại học. Cả nước có 1.237 trường THPT trên cả nước đăng ký dự thi, trong đó có 134 trường THPT có hơn 100 học sinh tham gia.

Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực tăng mạnh vì kỳ thi 2020 chỉ xét tốt nghiệp ảnh 1 Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực vào ĐHQG TPHCM tăng mạnh vì kỳ thi 2020 chỉ để xét tốt nghiệp.

Theo kế hoạch điều chỉnh lần 1 của ĐHQG TP. HCM, ĐH này vẫn tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực. Kỳ thi đợt 1 sẽ được tổ chức vào ngày chủ nhật 31/5 (lịch cũ là 29/3). Địa điểm thi vẫn tổ chức ở các địa phương là TP. HCM, Bến Tre, An Giang, Đà Nẵng, Nha Trang.

Ở đợt 2, ngày mở và kết thúc đăng ký dự thi sẽ từ ngày 1/6 đến 10/7. Kỳ thi đợt 2 sẽ tổ chức vào ngày 9/8. Địa điểm thi là tại TP. HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang.

Trước đó, như Sinh Viên Việt Nam đã thông tin, năm 2020 sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia mà tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là tổ chức an toàn, nghiêm túc lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường. Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổng hợp khoa học tự nhiên (KHTN) và bài thi tổng hợp khoa học xã hội (KHXH). Trong đó, bài thi KHTN gồm tổ hợp của 3 môn Vật lí, Hóa học và Sinh học. Bài thi KHXH đối với thí sinh THPT gồm tổ hợp của 3 môn Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân. Đối với thí sinh giáo dục thường xuyên gồm tổ hợp của 2 môn Lịch sử, Địa lí.

Thí sinh THPT phải thi 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH. Thí sinh Giáo dục thường xuyên phải thi 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH.

Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (phiếu TLTN); kết quả làm bài của thí sinh trên phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính do Bộ GD - ĐT cung cấp; bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.

Mỗi bài thi tổng hợp được chấm chỉ với 1 đầu điểm (không có điểm các môn thành phần như đối với bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia những năm trước đây).

Kỳ thi sẽ do UBND các tỉnh thành chủ trì tổ chức. Bộ GD - ĐT chỉ đạo, UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi của địa phương mình bảo đảm an toàn, nghiêm túc, công bằng và đúng quy chế. Các tỉnh sẽ thành lập Hội đồng thi để tổ chức thi cho tất cả thí sinh. Hội đồng thi của tỉnh sẽ chịu trách nhiệm tổ chức tất cả các khâu của kỳ thi như in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, công bố kết quả thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

SVVN - Thành lập vào năm 1966, với mục tiêu trở thành một trong những trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội luôn đặt chất lượng lên hàng đầu trong mọi hoạt động, chú trọng công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế. Mới đây, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã trở thành thành viên liên kết của mạng lưới đảm bảo chất lượng (AUN-QA) với sự nhất trí cao của các thành viên trong Hội đồng AUN-QA.
Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

SVVN - Ngày 28/11/2023, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức khai mạc “Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số 2023”. Tuần lễ tạo môi trường và không gian tìm hiểu, giao lưu, quảng bá các dự án đang được nhà trường ươm tạo, các dự án khởi nghiệp thành công của cựu sinh viên và các đề tài nghiên cứu tiêu biểu của sinh viên trường.