Thủ tướng yêu cầu sớm ban hành quy chế thi THPT 2020

SVVN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GD - ĐT sớm ban hành quy chế và hướng dẫn công tác thi THPT cũng như xét tuyển đại học, cao đẳng năm nay.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, chiều 22/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GD - ĐT sớm ban hành quy chế và hướng dẫn công tác thi THPT, cũng như xét tuyển đại học, cao đẳng năm nay.

Bộ GD - ĐT ra đề thi trên tinh thần học gì thi nấy, nhưng phải chú trọng nâng cao chất lượng. Kỳ thi này do UBND tỉnh, thành chịu trách nhiệm, đảm bảo an toàn, trung thực trong điều kiện có dịch bệnh.

Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh tra, giám sát của các cấp, các ngành, như Bộ GD - ĐT, Bộ Công an... Tăng cường sử dụng công nghệ để bảo đảm tính trung thực của kỳ thi. Bộ GD - ĐT sớm ban hành quy chế cụ thể chặt chẽ, an toàn. Trong đó, Bộ GD - ĐT phải hướng dẫn, thanh tra, giám sát kỳ thi ở các địa phương, không được buông lỏng.

Trước đó, như Sinh Viên Việt Nam đã thông tin, năm 2020 sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia mà tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là tổ chức an toàn, nghiêm túc lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường. Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Thủ tướng yêu cầu sớm ban hành quy chế thi THPT 2020 ảnh 1 Thủ tướng yêu cầu sớm ban hành quy chế thi THPT 2020.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổng hợp khoa học tự nhiên (KHTN) và bài thi tổng hợp khoa học xã hội (KHXH). Trong đó, bài thi KHTN gồm tổ hợp của 3 môn Vật lí, Hóa học và Sinh học. Bài thi KHXH đối với thí sinh THPT gồm tổ hợp của 3 môn Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân. Đối với thí sinh giáo dục thường xuyên gồm tổ hợp của 2 môn Lịch sử, Địa lí.

Thí sinh THPT phải thi 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH. Thí sinh Giáo dục thường xuyên phải thi 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH.

Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (phiếu TLTN); kết quả làm bài của thí sinh trên phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính do Bộ GD - ĐT cung cấp; bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.

Mỗi bài thi tổng hợp được chấm chỉ với 1 đầu điểm (không có điểm các môn thành phần như đối với bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia những năm trước đây).

Kỳ thi sẽ do UBND các tỉnh thành chủ trì tổ chức. Bộ GD - ĐT chỉ đạo, UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi của địa phương mình bảo đảm an toàn, nghiêm túc, công bằng và đúng quy chế. Các tỉnh sẽ thành lập Hội đồng thi để tổ chức thi cho tất cả thí sinh. Hội đồng thi của tỉnh sẽ chịu trách nhiệm tổ chức tất cả các khâu của kỳ thi như in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, công bố kết quả thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Mỗi Hội đồng thi có các điểm thi được bố trí đảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh. Cán bộ coi thi là giáo viên của tỉnh và có sự đổi chéo giáo viên coi thi giữa các trường với nhau, bảo đảm giáo viên không coi thi học sinh của trường mình.

Để đảm bảo tính khách quan, công bằng và mặt bằng chung trong đánh giá, xét công nhận tốt nghiệp, Bộ GD - ĐT xây dựng và cung cấp đề thi cho các địa phương để tổ chức thi tốt nghiệp cùng một thời điểm trong cả nước. Với bài thi trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong mỗi phòng thi sẽ có một mã đề thi riêng. Đề thi sẽ dùng chung cho cả học sinh giáo dục THPT và học viên giáo dục thường xuyên.

Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; phù hợp với nội dung tinh giản chương trình học kỳ 2 đã được Bộ GD - ĐT công bố. Nội dung đề thi sẽ dễ hơn, độ phân hóa của đề thi cũng sẽ giảm đi so với các năm trước để phù hợp với mục đích của Kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như điều kiện dạy học do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Bộ tiếp tục chịu trách nhiệm ra đề thi, xây dựng những giải pháp kỹ thuật nhằm giám sát chất lượng, tính trung thực của kỳ thi như thực hiện mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; áp dụng thiết bị giám sát và công nghệ thông tin để quản lý chặt chẽ đề thi, bài thi; tiếp tục tổ chức thi trắc nghiệm để hạn chế tối đa sự can thiệp của con người vào các khâu coi thi và chấm thi.

Các bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy, bằng phần mềm chung của Bộ, có sự giám sát của hệ thống camera trên cơ sở phát huy hiệu quả của quy trình chấm thi năm 2019 sẽ đảm bảo quy trình chấm thi an toàn, nghiêm túc, đề phòng gian lận.

Đặc biệt, năm nay, các tỉnh phải công khai phổ điểm thi, báo cáo toàn bộ điểm học bạ của các thí sinh qua hệ thống dữ liệu điện tử. Bộ GD - ĐT sẽ lấy đó làm căn cứ đối sánh kết quả thi. Cuối cùng, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi, cùng với đó là các chế tài nghiêm khắc để xử lý các gian lận nếu có.

MỚI - NÓNG
Lan tỏa tinh thần sẻ chia trong dịp Tết Nguyên đán 2025
Lan tỏa tinh thần sẻ chia trong dịp Tết Nguyên đán 2025
SVVN - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp mà còn là thời điểm ý nghĩa để sẻ chia và gắn kết cộng đồng. Trong những ngày cận Tết, hàng loạt chương trình ý nghĩa đã được triển khai trên khắp cả nước, mang đến niềm vui và hơi ấm ngày Xuân cho hàng nghìn thanh niên, công nhân, ngư dân, chiến sĩ biên phòng cùng những người có hoàn cảnh khó khăn.
Mang Tết đoàn viên đến gần hơn với sinh viên khó khăn
Mang Tết đoàn viên đến gần hơn với sinh viên khó khăn
SVVN - 'Chuyến xe yêu thương 2025' – Hành trình đặc biệt của những giấc mơ đoàn viên, mang vé xe miễn phí và món quà Tết ý nghĩa đến gần 200 sinh viên khó khăn. Hơn cả một chuyến đi, đó là hành động sẻ chia, là sợi dây gắn kết yêu thương, giúp các bạn trẻ vượt qua những nỗi lo ngày cuối năm để trở về vòng tay gia đình ấm áp.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.