Tiếp tục tăng cường giải pháp nhằm xây dựng văn hoá học đường

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Phát biểu tại Hội nghị “Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường”, tổ chức ngày 22/8, anh Nguyễn Minh Triết – Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khẳng định: Công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực, mà trọng tâm là trong môi trường học đường cần đảm bảo không chỉ về sự phát triển chuyên môn mà còn cả những giá trị văn hoá.

Văn hoá học đường chính là vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa rất lâu dài nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, bồi đắp nên những con người có đủ đức, đủ tài. Nhiệm vụ xây dựng văn hoá học đường đòi hỏi phải có kế hoạch, lộ trình và không chỉ riêng ngành giáo dục vào cuộc mà là sự chung tay của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội… để xây dựng một hệ sinh thái, không gian văn hoá cho các học sinh sinh viên được phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ.

Tiếp tục tăng cường giải pháp nhằm xây dựng văn hoá học đường ảnh 1

"Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", sinh viên được tuyên dương danh hiệu "Sao tháng Giêng" và "Sinh viên 5 tốt", do T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức.

Với sứ mệnh là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, trong những năm qua, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn nghiên cứu, phát triển nhiều mô hình, phương thức xây dựng các phong trào hành động cách mạng nhằm tạo môi trường rèn luyện, học tập, trau dồi đạo đức, lối sống, kiến thức, kỹ năng cho đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là đoàn viên, thanh niên trong trường học với sự đồng hành phối hợp của ngành giáo dục.

Các hoạt động được triển khai với một số nguyên tắc đồng bộ như đảm bảo cả yếu tố phát huy và bồi đắp cho thanh niên, vừa rộng khắp, có tính hiệu triệu vừa có chiều sâu về lý luận, nội dung.

Tiếp tục tăng cường giải pháp nhằm xây dựng văn hoá học đường ảnh 2

Anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

Qua đó, bên cạnh sản phẩm là những công trình phần việc thanh niên, hiệu quả lớn nhất mà Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp đạt được chính là bồi đắp cho những nhân tố kế thừa của Đảng, đồng thời xây dựng được những giá trị văn hoá tốt đẹp của thanh niên góp phần tôn tạo văn hoá của quốc gia, dân tộc. Cụ thể dưới mái nhà trường, chính là góp phần tạo nên văn hoá học đường. Một số giải pháp điển hình trong thời gian qua có thể kể đến như:

Triển khai các phong trào trong các khối đối tượng trường học, tổ chức tuyên dương danh hiệu “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Sinh viên 5 tốt” các cấp

Nhằm phát huy nội lực phấn đấu rèn luyện vươn lên trong học sinh sinh viên, trong những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai các phong trào gắn với công tác tuyên dương các danh hiệu phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, thanh niên khối trường học: phong trào “Học sinh 3 tốt” trong đối tượng học sinh THPT, TTGDTX-GDNN; phong trào “Học sinh 3 rèn luyện” trong đối tượng trung cấp nghề; phong trào “Sinh viên 5 tốt” trong đối tượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học viện.

Triển khai các diễn đàn, cuộc thi nhằm giáo dục cho học sinh, sinh viên về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, giáo dục về lịch sử, văn hoá dân tộc

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” dành cho học sinh THPT và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trên cả nước. Cuộc thi là giải pháp thiết thực trong việc tạo sân chơi lành mạnh cho các bạn học sinh khối THPT trong việc tìm hiểu kiến thức lịch sử, văn hoá dân tộc và nhiều kiến thức chung về xã hội.

Đối với khối tượng sinh viên các trường đại học, học viện, cao đẳng trên cả nước, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ GD - ĐT triển khai Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - “Ánh sáng soi đường” với mục đích tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên là đối tượng hội viên, sinh viên trên cả nước.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực giáo dục đạo đức lối sống, Ban Bí thư T.Ư Đoàn đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và chỉ đạo các tỉnh, thành Đoàn xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai đồng bộ và hiệu quả diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp - Nói không với bạo lực học đường” tại 100% các trường THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên cả nước; đồng thời triển khai chương trình “Sinh viên Việt Nam – những câu chuyện đẹp” đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng.

Những nội dung quan trọng cần tập trung thực hiện

Thứ nhất, kiến nghị trong thời gian tới, Bộ GD - ĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với T.Ư Đoàn trong công tác triển khai tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng văn hoá học đường; tiếp tục đa dạng hóa các hoạt động, chuyên đề giáo dục qua các hình thức có tính thực tiễn cao như các phong trào, chương trình, cuộc thi, sinh hoạt ngoại khóa… đặc biệt cần chú trọng môi trường mạng xã hội và Internet trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Thứ hai, trong công tác phối hợp cần quan tâm, tăng cường tập huấn, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, các thầy cô giáo về vai trò giá trị của việc xây dựng văn hoá học đường, cụ thể ở các vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống. Mỗi thầy cô giáo cần có kỹ năng, kinh nghiệm trong việc tổ chức các chương trình, hoạt động, cuộc thi, diễn đàn… để tạo môi trường, sân chơi để các bạn học sinh có cơ hội được rèn luyện, học tập. Nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách Đoàn, Hội, Đội thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt Đoàn Đội theo quy định phối hợp giữa ngành Giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là 2 tiết/tháng.

Thứ ba, cần đẩy mạnh hiệu quả phối hợp trong công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động phối hợp của hai ngành nhằm đảm bảo các chủ trương, hoạt động được thống nhất, đồng bộ từ cấp T.Ư đến địa phương, cơ sở. Định kỳ hằng năm, giai đoạn tổ chức sơ, tổng kết các hoạt động phối hợp đã đề ra, thống nhất phương án xử lý đối với những đơn vị không đảm bảo thực hiện các hoạt động chung theo chỉ đạo.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' xuất quân

Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' xuất quân

SVVN - Sáng ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Lễ xuất quân Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’, mở đầu cho chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ hướng tới Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), với sự tham gia của 550 đại biểu từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Hơn 400 bạn trẻ tham gia Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Hơn 400 bạn trẻ tham gia Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

SVVN - Ngày 22/4, T.Ư Đoàn đã tổ chức họp báo thông tin về Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’. Đây là hoạt động được tổ chức từ ngày 24 - 27/4, nhằm tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi về mục đích, ý nghĩa, giá trị lịch sử và tầm vóc vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ.
Công bố 10 'Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu' năm 2023

Công bố 10 'Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu' năm 2023

SVVN - Từ 34 hồ sơ đề xuất trên các lĩnh vực (học tập, nghiên cứu khoa học; lao động sáng tạo, phát triển kinh tế; quốc phòng an ninh; thể dục thể thao; văn hóa - nghệ thuật; tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng), Hội đồng xét chọn đã lựa chọn 10 'Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu' năm 2023.