Trong đó, trường ĐH Hoa Sen tham gia vào Nhóm Nghiên cứu đánh giá định lượng các tác động của con người làm thay đổi hệ thống tự nhiên của vùng đồng bằng và xây dựng các công cụ để đánh giá hiện trạng sức khỏe của hệ sinh thái đồng bằng sông Cửu Long.
Nhóm sinh viên tham gia thực nghiệm tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Đoàn trường)
Cụ thể, sinh viên quan sát ghi nhận, thực hiện khảo sát và phỏng vấn người dân, đại diện chính quyền địa phương bằng bảng hỏi về ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn đến đời sống và sinh kế của người dân. Hoạt động này giúp sinh viên củng cố kiến thức về môi trường và biến đổi khí hậu, rèn luyện kỹ năng mềm như kỹ năng phỏng vấn, đồng thời có cơ hội tìm hiểu về các mô hình sinh kế ứng phó biến đổi khí hậu của các hộ gia đình, chính sách hỗ trợ của địa phương đối với người dân.
Dự án Nghiên cứu đồng bằng nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề về suy thoái ở đồng bằng do các mối đe dọa như nước biển dâng và xâm nhập mặn, suy thoái rừng ngập mặn và mất đi các vùng đệm ven biển do biến đổi khí hậu. Đây là dự án được Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu tài trợ 15 triệu bảng Anh trong vòng 5 năm (2019 - 2024) và hoạt động ở 4 vùng đồng bằng - Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Mê Kông của Việt Nam; đồng bằng sông Ganges của Bangladesh và Ấn Độ.