Theo đó, năm 2022, trường ĐHQT tiếp tục có 6 phương thức xét tuyển khác nhau, với 21 ngành đào tạo đại học chính quy (học 4 năm tại Việt Nam do trường ĐH Quốc tế cấp bằng) và 24 chương trình đào tạo liên kết do trường đại học đối tác nước ngoài (Hoa Kỳ, Anh, Úc, New Zealand) cấp bằng.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2022 của trường là 3.260 sinh viên, trong đó, các ngành do nhà trường cấp bằng là 2.120 chỉ tiêu và chương trình liên kết là 1.140 chỉ tiêu.
Sinh viên Khoa Kỹ thuật Y sinh trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) trong giờ thực hành. |
Trường ĐH Quốc tế dự kiến sử dụng 6 phương thức tuyển sinh khác nhau:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, từ 50% đến 80% chỉ tiêu năm 2022. Tiêu chí: Xét tổng điểm của 3 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT theo khối đăng ký xét tuyển.
Phương thức 2: Xét tuyển học sinh giỏi của các trường THPT (ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG TP.HCM), 15% chỉ tiêu.
Phương thức 3: Khoảng 1% chỉ tiêu. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD - ĐT và xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT năm 2022.
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức năm 2022, từ 10 - 30%.
Phương thức 5: Xét tuyển đối với thí sinh có chứng chỉ tú tài quốc tế; thí sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ tuyển sinh quốc tế (*) (SAT, ACT, IB, A-Level, AP, ATAR…); thí sinh là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đã tốt nghiệp chương trình THPT ở nước ngoài, hoặc THPT do nước ngoài cấp bằng tại Việt Nam, từ 5 - 10% chỉ tiêu.
Các chứng chỉ quốc tế khác chưa được thể hiện trong bảng trên sẽ được Hội đồng tuyển sinh xem xét và phê duyệt theo từng trường hợp. Trường dự kiến có 4 đợt xét tuyển.
Phương thức tuyển sinh 6 (dành cho các chương trình liên kết): Xét tuyển bằng điểm học bạ của 3 năm THPT, từ 10 - 20% chỉ tiêu. Tiêu chí: xét tổng điểm trung bình của 3 môn của 3 năm học THPT theo khối đăng ký xét tuyển. Thời gian xét tuyển (dự kiến): 2 đợt/năm.