TS Lê Duy Tân: ‘Sinh viên không biết cách sử dụng AI sẽ mất dần khả năng thấu cảm’

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Ngày 11/11, tại trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM), đã diễn ra workshop 'Ứng dụng AI trong học tập' mở đầu cho 'Tuần lễ đổi mới sáng tạo' năm 2024. Trong buổi chia sẻ, TS Lê Duy Tân - giảng viên khoa Công nghệ thông tin của trường cho rằng, sinh viên nếu không biết cách sử dụng AI sẽ mất dần khả năng thấu cảm.

AI không là mối đe dọa

Mở đầu buổi trò chuyện, TS Lê Duy Tân đã đưa ra ví dụ từ những thay đổi về công nghệ trong lịch sử phát triển của loài người: Toán học không bị đe dọa bởi sự ra đời của máy tính bỏ túi, bởi toán học, bao gồm cả khái niệm như đạo hàm và tích phân, vượt khả năng tính toán cơ bản của máy tính; mạng Internet ra đời cũng không thể xóa bỏ văn hóa đọc vì ngoài việc đến thư viện, con người có thể đọc các tài liệu trực tuyến. Tương tự, Chat GPT ra đời là xu thế chung của thời đại. “Dù không hẳn là mối đe dọa của con người, nhưng AI vẫn có tác động nhất định đến nền giáo dục nếu sử dụng sai cách”, TS Lê Duy Tân nhận định.

Theo TS Lê Duy Tân, Chat GPT là một phần mềm vận hành theo cơ chế xác suất thống kê. Nó như một đứa trẻ, cần được “đào tạo” và phụ thuộc vào tập dữ liệu đang có. Vì vậy, bản chất của Chat GPT không thể đạt 100% độ chính xác. Sai lệch kiến thức vẫn có thể xảy ra. Người dùng cần đủ bản lĩnh để biết đâu là đúng, đâu là sai. “Không thể phủ nhận lợi ích mà Chat GPT mang lại nếu biết cách tận dụng tốt, nhưng nếu phụ thuộc hoàn toàn vào công cụ này, người dùng có thể gặp phải rủi ro như lộ thông tin cá nhân do độ bảo mật kém. Việc lệ thuộc quá nhiều vào Chat GPT có thể khiến người trẻ mất dần khả năng thấu cảm", TS Lê Duy Tân nói.

Trong buổi chia sẻ, TS Lê Duy Tân trực tiếp sử dụng phần mềm Chat GPT để làm mẫu cho sinh viên. Chat GPT là công cụ phù hợp với người học ngoại ngữ khi có thể trả lời được hầu hết các câu hỏi và khả năng chuyển ngôn ngữ khá mượt mà. Cụ thể, với các câu lệnh: “Hãy giải thích thì hiện tại đơn trong tiếng Anh” và “giải thích thể て (te) trong tiếng Nhật”, phần mềm vẫn cung cấp được thông tin cơ bản và phát âm khá chuẩn.

TS Lê Duy Tân: ‘Sinh viên không biết cách sử dụng AI sẽ mất dần khả năng thấu cảm’ ảnh 1
TS Lê Duy Tân chia sẻ với sinh viên trong buổi workshop.

Theo TS Lê Duy Tân, việc giải thích thì hiện tại đơn cho sinh viên đại học sẽ khác việc giải thích vấn đề này cho học sinh tiểu học. Một câu lệnh (prompt) hiệu quả sẽ cho ra thông tin hữu ích. Để tạo một “prompt” tốt trong Chat GPT khá khó, nhưng người dùng có thể áp dụng theo công thức: 1) Tạo cho Chat GPT một vai trò cụ thể (giáo viên dạy tiếng Anh, sinh viên năm nhất ngành Kinh tế...); 2) Tạo một ngữ cảnh (dạy cho em bé, dạy cho người lớn tuổi...); 3) Giao nhiệm vụ cho AI (giải toán, dạy tiếng Anh...); 4) Cho Chat GPT thêm ví dụ; 5) Cung cấp format cho phần mềm; 6) Thêm yêu cầu về văn phong (nghiêm túc, vui vẻ...). Việc áp dụng thêm 6 trụ cột trên khi đặt câu lệnh sẽ cho ra kết quả đúng yêu cầu hơn khi chỉ hỏi theo lối thông thường.

Hãy luôn trong tâm thế tiếp cận công nghệ

TS Lê Duy Tân cho biết, tác động của Chat GPT với giáo dục là vô cùng lớn. Trong các cuộc Cách mạng công nghiệp 1.0, 2.0 và 3.0, những người bị tác động đầu tiên là những người chưa được đào tạo kỹ lưỡng. Tuy nhiên, đến cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, những người bị ảnh hưởng đầu tiên lại là sinh viên. Ngành nghề nào cũng cần có nhân lực, nhưng vẫn sẽ bị tác động bởi thay đổi của thời đại. TS Lê Duy Tân nhấn mạnh những người biết sử dụng AI sẽ lấy đi việc làm của bạn trẻ chứ không phải AI. Sinh viên hãy luôn trong tâm thế tiếp cận công nghệ, sử dụng AI để hỗ trợ công việc. Theo đó, tiến sĩ cũng chia sẻ một số cách ứng dụng Chat GPT vào việc học.

TS Lê Duy Tân: ‘Sinh viên không biết cách sử dụng AI sẽ mất dần khả năng thấu cảm’ ảnh 2

Sinh viên thực hành với Chat GPT tại buổi workshop.

Chat GPT có thể hỗ trợ sinh viên trong việc học và thi chứng chỉ IELTS với 3 kỹ năng (đọc, viết và nói). Tại workshop, dựa vào một đề thi có sẵn, TS Lê Duy Tân đã “nhờ” Chat GPT trả lời câu hỏi. Sinh viên có thể tự giải đề tiếng Anh, sau đó nhờ Chat GPT đưa lời giải để tham khảo. Ngoài việc đặt câu hỏi, Chat GPT có thể giải quyết các đề bài “mô tả hình ảnh”. Người học có thể đăng tải và yêu cầu phần mềm mô tả lại hình ảnh tùy theo đề bài. AI cũng có thể trở thành người chấm điểm cho bài làm của sinh viên, nhưng người dùng nên cẩn trọng với việc làm này. Bên cạnh đó, tính năng tải tài liệu của Chat GPT còn giúp người dùng đăng tải các tệp khác dưới nhiều định dạng như Word, PDF,... Chat GPT có thể giúp sinh viên ôn tập lại nội dung trọng tâm bằng cách tóm tắt nhanh kiến thức.

Theo TS Lê Duy Tân, Chat GPT có thể hỗ trợ tốt cho sinh viên trong việc tạo ra sơ yếu lý lịch (CV) chỉn chu và đủ thông tin. Câu lệnh để viết một CV được diễn giả đề cập bao gồm: 1) Cá nhân hóa; 2) Mô tả công việc; 3) Yêu cầu công việc; 4) Cấu trúc của CV; 5) Kỹ năng đã có của ứng viên.

Sinh viên cần tìm hiểu và học cách sử dụng Chat GPT nói riêng và công cụ trí tuệ nhân tạo nói chung để phục vụ cho học tập, công việc và đời sống. Muốn không phụ thuộc vào AI thì trước hết cần phải hiểu bản chất của trí tuệ nhân tạo và nâng cao năng lực tư duy của mỗi người. Chat GPT hay các công cụ thông minh khác là “trợ lý ảo” chứ không phải là “người thay thế". Mỗi cá nhân phải luôn cố gắng và nỗ lực trên chính hành trình của mình.

(TS Lê Duy Tân - giảng viên trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP. HCM)

Chat GPT là nơi thích hợp để giúp sinh viên tạo bài thuyết trình với slides. Phần mềm này có thể tạo nội dung theo chủ đề mà người dùng yêu cầu. Tuy nhiên, cũng theo TS Lê Duy Tân, những phần mềm AI như Chat GPT nếu dùng bản có tính phí thì sẽ cung cấp nhiều tiện ích hơn bản miễn phí vì sẽ bị giới hạn câu lệnh. Không chỉ thế, Chat GPT cũng có thể hỗ trợ sinh viên trong việc sử dụng phần mềm khác như Canva.

Trong phần cuối của workshop, TS Lê Duy Tân chia sẻ rằng, Canva sinh ra để thao tác thiết kế trở nên đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Phần mềm này được sử dụng nhiều trong sinh viên và ngày nay đã được tích hợp thêm AI. Canva có nhiều công cụ tương tự như Chat GPT hỗ trợ người dùng trong việc tìm ý tưởng, soạn thảo văn bản, tạo dàn ý, chỉnh sửa hình ảnh, xóa nền... Nếu nhập câu lệnh đúng thì người dùng hoàn toàn tạo ra được kết quả như ý muốn. Tuy nhiên, cũng như Chat GPT, những tính năng cao cấp của Canva chỉ được kích hoạt khi người dùng trả phí.

TS Lê Duy Tân: ‘Sinh viên không biết cách sử dụng AI sẽ mất dần khả năng thấu cảm’ ảnh 3

Khép lại workshop, TS Lê Duy Tân nhắc lại việc sinh viên nên cẩn trọng khi “giao quyền” cho AI. Cần bảo mật tài khoản hai lớp và sử dụng từ hai mật khẩu trở lên để bảo đảm an toàn thông tin. AI chỉ là công cụ hỗ trợ, người chịu trách nhiệm chính cho sản phẩm vẫn là chính sinh viên.

'Thân thuộc', liệu có 'phụ thuộc'?

Tham dự buổi workshop, Nguyễn Duy Phước (năm thứ hai, ngành Công nghệ thông tin) là một người thường sử dụng Chat GPT trong học tập, cụ thể là liên quan đến việc giải bài toán khó, tìm kiếm khái niệm học thuật, nghiên cứu phần mềm dữ liệu... Trong tương lai, Phước vẫn sẽ dùng AI như một công cụ hỗ trợ học tập và những công việc khác.

Phạm Lê Sa My (khoa Quản trị Kinh doanh) chia sẻ, cô thường xuyên sử dụng AI như Chat GPT để nâng cao hiệu quả học tập. Sa My cho biết, Chat GPT giúp cô trao đổi, chỉnh sửa và hoàn thiện ý tưởng cho các bài học. Tuy nhiên, My vẫn còn gặp khó khăn bởi đôi khi AI không thể hoàn toàn hiểu được hết ý muốn của mình. Sau buổi workshop, Sa My sẽ học áp dụng cách đặt câu lệnh với Chat GPT từ diễn giả để nhận được kết quả tốt nhất.

TS Lê Duy Tân tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Khoa học Thông tin tại Viện Khoa học Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST). TS Lê Duy Tân là tác giả chính của hơn 30 công trình nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet Vạn vật (IoT) được đăng tải trên các tạp chí và hội thảo quốc tế. TS Lê Duy Tân cũng là cộng tác viên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và trí tuệ nhân tạo cho một số tờ báo, tạp chí tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Bạn trẻ hào hứng check-in quán cà phê với 'nhân viên' là những chú chuột Capybara
Bạn trẻ hào hứng check-in quán cà phê với 'nhân viên' là những chú chuột Capybara
SVVN - Mới đây, một quán cà phê kết hợp kinh doanh đồ uống và thú nuôi tại Hà Nội “hot” rần rần bởi sự độc lạ khác hẳn với các loại hình kinh doanh cà phê khác như cà phê mèo, hay cà phê bò sát. Ở đây, chủ quán thuê “nhân viên” là chuột lang nước (Capybara) được mệnh danh là “chiến thần ngoại giao” trong thế giới động vật.

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên xuất sắc trường ĐH Sư phạm TP. HCM được Sở GD - ĐT TP. HCM phân công về trường chuyên

Sinh viên xuất sắc trường ĐH Sư phạm TP. HCM được Sở GD - ĐT TP. HCM phân công về trường chuyên

SVVN - Sở GD - ĐT TP. HCM vừa thông tin về việc phân công nhiệm sở cho ứng viên trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Thành phố từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ năm 2024. Theo đó, Sở sẽ phân công sinh viên xuất sắc trúng tuyển đợt tuyển dụng viên chức vừa rồi về công tác tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.
Tuyển quân 2025: Bộ Quốc phòng chú trọng chất lượng, ưu tiên công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng

Tuyển quân 2025: Bộ Quốc phòng chú trọng chất lượng, ưu tiên công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng

SVVN - Bộ Quốc phòng vừa ban hành hướng dẫn, chính thức khởi động công tác tuyển quân 2025. Với quy trình chặt chẽ và tiêu chuẩn sức khỏe nghiêm ngặt, sẽ chỉ có một đợt tuyển quân duy nhất vào tháng Hai. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng tập trung tuyển chọn công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng để nâng cao chất lượng đội ngũ quân nhân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Người truyền lửa cho thế hệ trẻ tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Người truyền lửa cho thế hệ trẻ tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

SVVN - Cô Đỗ Thị Lam - Giảng viên khoa Âm nhạc, trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là một trong những giáo viên trẻ tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình 'Nhà giáo trẻ tiêu biểu' 2024. Đam mê âm nhạc và nỗ lực cống hiến trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội, cô Lam là tấm gương sáng, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ trong hành trình học tập và phát triển nghề nghiệp.
Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó

Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó

SVVN - Về với vùng cao tỉnh Thái Nguyên, nơi điều kiện học tập còn lắm gian nan, thầy giáo Mai Ngọc Tú đã dành gần hai thập kỷ tận tụy cống hiến, thắp lên hy vọng và ươm mầm tương lai cho bao thế hệ học trò nghèo. Vượt qua muôn vàn khó khăn, câu chuyện của thầy là minh chứng sống động cho tình yêu nghề và nhiệt huyết.
‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

SVVN - Với tâm huyết đem tri thức đến đồng bào dân tộc Mông nơi vùng biên giới heo hút, Thiếu tá Hơ Văn Di (nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã miệt mài 'cõng chữ lên non' suốt nhiều năm qua. Đêm xuống, khi ánh đèn bừng sáng tại lớp học xóa mù chữ ở bản Pa Búa, cũng là lúc ‘người thầy quân hàm xanh’ bắt đầu hành trình giúp bà con nơi đây thoát khỏi bóng tối mù chữ, mở ra cánh cửa tri thức và một tương lai tươi sáng.
Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

SVVN - Cô giáo Ninh Thị Ngọc Sen, giáo viên người dân tộc Tày tại Bắc Giang, đã trở thành biểu tượng của nghị lực và đam mê trong giáo dục. Suốt 11 năm giảng dạy tại trường THPT Sơn Động số 1, cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi dậy khát vọng vươn lên trong học sinh. Đặc biệt, cô là một trong 60 giáo viên được tuyên dương trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô 2024', ghi nhận những cống hiến và tâm huyết của cô trong sự nghiệp trồng người.