Từ xa xứ vẫn nhớ Bác trong tim...

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Ký ức về Bác Hồ như ánh lửa thầm lặng cháy trong tim những du học sinh Việt Nam nơi đất khách. Đó không chỉ là hoài niệm, mà là lý tưởng, là kim chỉ nam cho từng hành động của họ trên hành trình trưởng thành và cống hiến.

Giữa những ngày tháng Năm đầy xúc động, khi khắp nơi trên quê hương rợp cờ hoa mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ những nơi cách xa nửa vòng trái đất, lời nhắn gửi của các bạn trẻ Việt Nam đang du học vẫn vọng về như một lời thề thầm lặng mà mạnh mẽ: “Dù ở đâu, Bác vẫn luôn ở trong tim chúng con”.

Bác trong trái tim người trẻ xa xứ

Ở tuổi 19, chàng trai Bùi Đức Trọng đã sống xa nhà gần một năm. Moscow lạnh giá không ngăn được trái tim nóng bỏng của một người trẻ Việt mang theo lý tưởng lớn lao. Đang theo học ngành Công nghệ Hàng không tại Đại học Nghiên cứu Quốc gia Hàng không Moscow (Nga), Trọng không giấu sự xúc động khi nhắc đến Bác: “Nếu không có Bác Hồ, con đã không thể có mặt ở đây hôm nay. Không thể ngồi bên các bạn đến từ Mông Cổ, Trung Quốc hay châu Âu để học tập, trò chuyện và vươn tới những ước mơ”.

Từ xa xứ vẫn nhớ Bác trong tim... ảnh 1
“Bác Hồ là du học sinh Việt đầu tiên tại Nga – điều đó nhắc mình rằng, hành trình hôm nay không chỉ vì bản thân, mà còn để nối tiếp một lý tưởng” – Bùi Đức Trọng, sinh viên ngành Công nghệ Hàng không tại Moscow (thứ 2 từ phải sang).

Lời dạy của Bác về việc học ngoại ngữ luôn nằm lòng Trọng. “Muốn hiểu được Tây thì phải học tiếng Tây” – một câu nói giản dị nhưng trở thành kim chỉ nam cho hành trình học tập của cậu bạn. Với Trọng, học ngoại ngữ không chỉ là kỹ năng hội nhập mà còn là trách nhiệm học cái hay, cái đẹp từ nhân loại để đem về làm giàu cho đất nước. Học tiếng Nga để hiểu văn hóa Nga, học từ cách sống, cách tư duy của họ để vun bồi cho quê hương Việt Nam. Đó là cách Trọng sống theo lời dạy của Bác giữa đất trời xứ tuyết.

Không chỉ học theo Bác, Trọng còn lan tỏa hình ảnh Bác đến bạn bè quốc tế. “Mỗi lần kể về Bác, mình nói với bạn bè: nếu không có Bác Hồ, mình đã không thể có cơ hội học tập như ngày hôm nay”. Trong ánh mắt tự hào của Trọng, Bác Hồ không chỉ là lãnh tụ, là vị cha già dân tộc, mà còn là người truyền cảm hứng sống và học tập cho cả một thế hệ du học sinh đang ở Nga – nơi Bác từng đặt chân tới trong hành trình cứu nước.

Khi lý tưởng bắc nhịp vững bước chân

Ở đảo quốc Singapore, Phan Quế Anh – một nữ sinh Việt Nam đã sinh sống và học tập gần hai năm – cũng chia sẻ một mạch cảm xúc gần như đồng điệu: “Có những ngày thật mệt mỏi. Không có gia đình bên cạnh, không quen với nhịp học tập, văn hóa, ngôn ngữ… Lúc ấy, mình nghĩ về Bác.”

Quế Anh kể về Bác như một tấm gương của sự bền bỉ, can trường. Bác đã bôn ba nơi đất khách trong hoàn cảnh gian nan gấp trăm lần hiện tại của cô. Không ai bên cạnh, không có phương tiện hiện đại, chỉ có ý chí và trái tim yêu nước làm hành trang. “Nếu Bác có thể đi khắp năm châu bốn bể để tìm đường cứu nước, thì mình cũng có thể vượt qua khó khăn nhỏ bé hiện tại để học tập tốt hơn", cô chia sẻ với sự quyết tâm.

Từ xa xứ vẫn nhớ Bác trong tim... ảnh 2

“Xa nhà, không ít lần mình thấy chênh vênh – nhưng nghĩ về Bác, người cũng từng một mình giữa thế giới rộng lớn, mình lại có thêm năng lượng để đi tiếp” – Phan Quế Anh, du học sinh tại Singapore.

Hằng năm, vào dịp 19/5, hội Sinh viên Việt Nam tại Singapore thường tổ chức lễ dâng hoa trước tượng Bác. Những sự kiện như vậy không chỉ là tưởng niệm, mà còn là sự gắn kết – một khoảnh khắc để những người con xa xứ lặng lại, nhớ về Bác, về quê hương, và tiếp thêm cho nhau niềm tin. “Chính những buổi tưởng niệm ấy khiến mình cảm nhận rõ hơn bao giờ hết tinh thần dân tộc. Dù ở đâu, chúng mình vẫn là người Việt Nam”.

Khi được hỏi điều gì trong tư tưởng của Bác là bài học quý giá nhất cho cuộc sống du học sinh, Quế Anh chia sẻ: “Tinh thần tự học, sự giản dị và tư tưởng sống vì cộng đồng". Với cô, xa nhà là một thử thách lớn nhưng cũng là cơ hội để sống như Bác từng sống: không dựa dẫm, không đòi hỏi, luôn biết cách tự vượt qua nghịch cảnh để tiến về phía trước, không quên mình là ai và vì ai mà nỗ lực.

Làm theo lời Bác dạy ở nơi xa

Ở một góc trời khác, nơi thành phố East Lansing – bang Michigan, Mỹ, Phạm Tuấn Nhật Minh đang viết những ngày tháng cuối cùng của hành trình đại học. Minh là sinh viên năm cuối ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Michigan State. Bốn năm du học, cũng là bốn năm Minh nhiều lần tự hỏi: “Mình đã xứng đáng với kỳ vọng của thế hệ đi trước – với tấm gương của Bác Hồ chưa?”.

“Mỗi khi cảm thấy cô đơn hay hoang mang ở đất khách, mình lại nhớ đến hình ảnh Bác ra đi năm 1911. Lúc ấy, Bác cũng chỉ là một thanh niên trẻ, không có gì ngoài hai bàn tay trắng và một trái tim yêu nước. Vậy mà Bác đã làm nên cả lịch sử”.

Từ xa xứ vẫn nhớ Bác trong tim... ảnh 3

“Giữa nước Mỹ rộng lớn, mình học cách sống giản dị và kiên cường như cách Bác từng đi qua thế giới với trái tim luôn hướng về Việt Nam” – Phạm Tuấn Nhật Minh, sinh viên năm cuối tại Michigan State University (thứ 2 từ trái sang).

Câu chuyện về hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ chính là động lực lớn nhất giúp Nhật Minh kiên trì học tập, vượt qua áp lực và rào cản văn hóa. Không chỉ học giỏi, Minh còn tích cực kể về Bác với bạn bè quốc tế trong các cuộc trò chuyện về lịch sử, nơi anh tự hào giới thiệu Bác là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là biểu tượng của tự do, hòa bình, và lòng nhân ái. “Khi nhắc đến Bác, mình cảm thấy mình mạnh mẽ hơn, có lý tưởng rõ ràng hơn”, Minh chia sẻ.

Minh tâm niệm lời Bác dạy: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Với anh, học không chỉ để lấy bằng, mà còn là để hoàn thiện nhân cách, để sẵn sàng trở về cống hiến cho quê hương – như Bác đã từng.

“Nếu được gửi một lời tới Bác nhân ngày sinh nhật, con muốn nói lời cảm ơn. Nhờ Bác, chúng con mới được học tập, được mơ ước và được tự hào là người Việt Nam”.

Khi ký ức hoá hành động

Từ Nga, Singapore đến Mỹ – ba quốc gia, ba nền văn hóa khác nhau, nhưng trái tim của những người trẻ Việt nơi đó lại chung một nhịp: Nhớ về Bác Hồ – không chỉ để tưởng niệm, mà còn để hành động. Hành động bằng việc học tốt hơn, sống tử tế hơn, có trách nhiệm hơn với cộng đồng và đất nước.

Ngày sinh của Bác (19/5) không chỉ là một dấu mốc trong lịch sử dân tộc, mà còn là một lời thức tỉnh lặng lẽ: Liệu mình đã sống xứng đáng với những điều Bác gửi gắm? Với những bạn trẻ ấy, câu trả lời là có – bằng chính cách họ gìn giữ hình ảnh Bác nơi xa xứ, sống trọn từng ngày với lòng biết ơn, và nỗ lực không ngừng để một ngày nào đó trở về, viết tiếp giấc mơ dang dở của Người.

“Dù ở nơi đâu, chúng con vẫn tự hào là người Việt Nam. Dù xa quê hương, Bác vẫn luôn ở trong tim chúng con”.

MỚI - NÓNG
Thời tiết những ngày thi tốt nghiệp THPT ở TP. HCM như thế nào?
Thời tiết những ngày thi tốt nghiệp THPT ở TP. HCM như thế nào?
SVVN - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong các ngày thi tốt nghiệp THPT từ 25 đến 28/6, TP. HCM sẽ duy trì mức nhiệt cao vào buổi trưa (31–33°C). Phụ huynh nên chú ý chăm sóc sức khỏe cho thí sinh bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ, vệ sinh, uống đủ nước tránh tình trạng say nắng.

Có thể bạn quan tâm

Bản lĩnh thử sức đa lĩnh vực và hành trình mở rộng giới hạn bản thân của nữ sinh Ngoại giao

Bản lĩnh thử sức đa lĩnh vực và hành trình mở rộng giới hạn bản thân của nữ sinh Ngoại giao

SVVN - Vũ Thị Thu Thảo (sinh năm 2004) hiện đang là sinh viên năm 3 khóa 49, khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao. Với thành tích học tập xuất sắc, kinh nghiệm làm việc tại nhiều môi trường chuyên nghiệp và tinh thần lan tỏa giá trị tích cực đến cộng đồng sinh viên, Thu Thảo đã không ngừng nỗ lực, dám dấn thân, thử sức trên nhiều lĩnh vực để vượt qua giới hạn bản thân và từng bước chạm tới phiên bản tốt nhất của mình.
Chuyện du học ngành Báo chí tại Qatar của nữ sinh Hà Nội

Chuyện du học ngành Báo chí tại Qatar của nữ sinh Hà Nội

SVVN - Với khát khao khám phá và mong muốn lan tỏa tiếng nói cho những cộng đồng ít được chú ý, Ngọc Linh chọn du học ngành Báo chí. Vừa kết thúc năm học đầu tiên tại Đại học Northwestern cơ sở Qatar, cô gái Hà Nội đã có một hành trình đầy thử thách nhưng cũng không kém phần thú vị tại quốc gia Trung Đông này.
Nam sinh mái trường Đại dương cùng hành chạm tới học bổng danh giá và danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’

Nam sinh mái trường Đại dương cùng hành chạm tới học bổng danh giá và danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’

SVVN - Nguyễn Lập Đức Anh (sinh năm 2003), sinh viên năm cuối ngành Máy và Tự động công nghiệp, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, nổi bật với thành tích học bổng Pegatron, danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Thành phố và cấp Trường năm 2024. Là cựu Liên chi hội Phó Liên chi Hội Sinh viên Khoa Máy tàu biển và Phó chủ nhiệm CLB SVTN Khoa Máy tàu biển, Đức Anh ghi dấu qua nhiều bằng khen cấp Trung ương, Thành phố và danh hiệu “Sinh viên tiêu biểu” cấp trường năm 2024.
Dấu ấn Tiếng Pháp và giấc mơ Eiffel của chàng Thủ khoa Trường Đại học Ngoại thương

Dấu ấn Tiếng Pháp và giấc mơ Eiffel của chàng Thủ khoa Trường Đại học Ngoại thương

SVVN - Phạm Hoàng Minh – cựu sinh viên Chương trình Tiêu chuẩn Tiếng Pháp Thương mại Khóa 59 Trường Đại học Ngoại thương - vừa xuất sắc chinh phục học bổng danh giá Eiffel của Chính phủ Pháp năm 2025 và trúng tuyển chương trình Thạc sĩ Quản trị Nhân sự tại Đại học Aix-Marseille. Trước khi chạm tay đến giấc mơ Eiffel, Hoàng Minh cũng đã nhiều lần được vinh danh khi tốt nghiệp Thủ khoa chuyên ngành (GPA 3.89/4.00), đạt được nhiều học bổng, danh hiệu, giải thưởng cùng loạt thành tích khác.
Á khôi FPTU 2024 không ngừng vươn tới ước mơ nghệ thuật

Á khôi FPTU 2024 không ngừng vươn tới ước mơ nghệ thuật

SVVN - La Ngọc Phương Anh được biết đến là Á khôi 2 ‘ Miss FPTU Cần Thơ 2024 ’ và là sinh viên năm hai ngành Truyền thông đa phương tiện của trường Đại học FPT Cần Thơ . Với niềm đam mê, sự nỗ lực và những thành tích đáng nể, Phương Anh đang trên con đường chinh phục nghệ thuật của bản thân. Từ sân khấu trường đến các cuộc thi lớn, cô đã chứng minh rằng, chỉ cần dám ước mơ, mọi khó khăn đều có thể vượt qua.
Hành trình sống cùng đam mê của nữ sinh Marketing

Hành trình sống cùng đam mê của nữ sinh Marketing

SVVN - Giữa mạng xã hội đầy âm thanh và hình ảnh, Huyền Anh - sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân và là chủ kênh TikTok “Hanklab”, chọn cách lên tiếng bằng những câu chuyện giản dị nhưng nhiều chiều sâu. Không khoa trương hay cầu kỳ, cách cô chia sẻ trải nghiệm sống và góc nhìn cá nhân đã tạo nên một không gian gợi mở, nơi người trẻ có thể tìm thấy sự đồng cảm, cảm hứng và cả động lực để hiểu mình hơn.
'Bông hoa nở muộn' với hành trình chạm đến danh hiệu 'Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc' năm 2025

'Bông hoa nở muộn' với hành trình chạm đến danh hiệu 'Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc' năm 2025

SVVN - Nguyễn Ngọc Hân (sinh năm 1999) sinh viên năm 3 Khoa Xây dựng, Trường Công nghệ & Kỹ thuật, Đại học Duy Tân vừa được vinh danh “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc” năm 2025. Là Phó Bí thư Đoàn Trường, Bí thư Liên chi đoàn Khoa, Ngọc Hân ghi dấu ấn tuổi trẻ bằng tinh thần trách nhiệm và ý chí vươn lên. 
‘Không giỏi nhất, nhưng hiểu mình rõ nhất’ – Hành trình đi tìm bản sắc cá nhân của nữ sinh Học viện Ngoại giao

‘Không giỏi nhất, nhưng hiểu mình rõ nhất’ – Hành trình đi tìm bản sắc cá nhân của nữ sinh Học viện Ngoại giao

SVVN - Từ nữ sinh Chuyên Chu Văn An với thành tích ấn tượng, Đỗ Minh Châu (sinh viên Học viện Ngoại giao) từng đứng trước áp lực đồng trang lứa và hoài nghi về bản thân. Nhưng chính những thử thách ấy đã trở thành bệ phóng giúp cô bứt phá, tìm thấy con đường riêng và gặt hái những thành công ngay từ năm nhất đại học. Câu chuyện của Minh Châu là minh chứng rằng giá trị thực sự không nằm ở việc chạy theo khuôn mẫu, mà ở sự dấn thân khai phá tiềm năng và chủ động kiến tạo giá trị cho bản thân, cộng đồng.
Chàng trai công nghệ với niềm đam mê nhạc cụ truyền thống và theo đuổi giá trị sống nhân văn

Chàng trai công nghệ với niềm đam mê nhạc cụ truyền thống và theo đuổi giá trị sống nhân văn

SVVN - Nguyễn Tuấn Khôi (2002) – sinh viên K16 ngành Kỹ thuật phần mềm Đại học FPT – không chỉ là một kỹ sư tương lai với niềm yêu thích lập trình, mà còn là một chàng trai với niềm tự hào và ý thức giữ gìn nền âm nhạc dân tộc sâu sắc. Xuất thân từ vùng quê Tân Phú – Đồng Nai, với khát vọng cống hiến, nghị lực và tinh thần bản lĩnh, hành trình 4 năm đại học đã mài giũa chàng trai ấy trở thành một Đại sứ sinh viên tiêu biểu của nhiều chương trình.