Vì sao thi trực tuyến gian lận không giảm mà còn tăng cao?

0:00 / 0:00
0:00
Vì sao thi trực tuyến gian lận không giảm mà còn tăng cao?
SVVN - Đó là nhận định của TS Nguyễn Tấn Đại - Nghiên cứu viên liên kết, LISEC, ĐH Strabourg (Pháp) tại Hội thảo trực tuyến “Đánh giá hoạt động học tập trong dạy học trực tuyến: Từ thiết kế đến triển khai” do Ban Đại học (ĐHQG TP. HCM) tổ chức. 

Hội thảo thu hút gần 500 người tham dự nhằm tư vấn, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc ĐHQG TP. HCM trong việc cải tiến hoạt động đánh giá học tập trong đào tạo trực tuyến và chia sẻ kinh nghiệm thực hành trong triển khai đánh giá hoạt động học tập trong dạy học trực tuyến

Từ khi đại dịch COVID-19 lan rộng, nhiều trường ĐH đã thay đổi các hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực thông qua thi trực tuyến. Các hình thức này phù hợp với hoàn cảnh thực tế, giúp đảm bảo tiến độ dạy và học, tránh tập trung đông dễ lây lan. Tuy nhiên, mặt trái của các hình thức này cũng xuất hiện.

Theo TS Nguyễn Tấn Đại, trước khi thi trực tuyến, ProctorU - công ty cung cấp dịch vụ theo dõi người dự thi và kiểm tra ID, sinh viên gian lận bị phát hiện tại chỗ chỉ chiếm chưa đến 1% trong số 340.000 bài thi từ tháng 1 - 3/2020. Khi áp dụng thi trực tuyến có giám thị theo dõi từ xa, tỷ lệ sinh viên gian lận đã tăng trên 8% trong 1,3 triệu bài thi từ tháng 4 - 6/2020.

Vì sao thi trực tuyến gian lận không giảm mà còn tăng cao? ảnh 1

Tham luận của TS Nguyễn Tấn Đại tại Hội thảo. Ảnh: VNUHCM

“Điều này cho thấy thi trực tuyến có giám thị (e-proctoring) tỷ lệ gian lận không giảm, thậm chí tăng cao do áp lực lợi ích ngắn hạn làm thúc đẩy động cơ gian lận. Đồng thời chi phí tổ chức thi với dịch vụ giám sát khá đắt đỏ. Trên thị trường châu Âu và Bắc Mĩ, đơn giá tổ chức thi có giám thị trực tuyến chuyên nghiệp dao động trong khoảng 10 euro/giờ/thí sinh” - TS Đại cho biết.

TS Nguyễn Tấn Đại cũng cho rằng, khác với hoạt động thi truyền thống, nếu thí sinh gian lận sẽ có bằng chức trực tiếp, việc thi trực tuyến cùng giám sát bằng camera chỉ đem lại bằng chứng gián tiếp. Các bằng chứng này dễ dẫn đến phạt sai cho sinh viên.

“Trong năm học 2020 - 2021, Trường ĐH Texas - Autin thuê dịch vụ gác thi trực tuyến bằng AI đã phát hiện 27 trường hợp đưa ra hội đồng kỷ luật của trường. Tuy nhiên, sau khi hội bồng xem xét các chứng cứ do AI cung cấp, chỉ có 13 trường hợp sinh viên được xác thực là vi phạm. Có thể thấy, các bằng chứng gian lận do AI đưa ra chỉ đúng dưới 50%, điều này làm sai lệch kết quả và thiếu công bằng cho sinh viên” - TS Đại khẳng định.

Vì sao thi trực tuyến gian lận không giảm mà còn tăng cao? ảnh 2

Theo TS Nguyễn Tấn Đại, việc giám sát qua camera trong quá trình thi ảnh hưởng lớn đến tâm lý của sinh viên.

Ông cũng lưu ý, việc giám sát qua camera trong quá trình thi cử ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý của sinh viên. Thông thường, khi sinh viên thi tập trung, việc giám sát chỉ 1 - 3 giám thị trong phòng thi. Hiện nay 1 thí sinh thi trực tuyến sẽ có nhiều giám thị cùng giám sát, gây áp lực tâm lý nặng nề cho sinh viên, ảnh hưởng tinh thần làm bài của các em.

TS Nguyễn Tấn Đại nhấn mạnh: “Không phủ nhận việc gác thi từ xa nhưng cần cân nhắc những yếu tố này để đảm bảo mức độ xác thực và công bằng. Chúng ta thuê dịch vụ phục vụ việc giám sát thi của sinh viên nhưng khi xâm nhập vào máy tính cá nhân của sinh viên liệu có quan tâm đến dữ liệu cá nhân, đời sống riêng tư của các em?”.

Đề xuất giải pháp cho hoạt động thi trực tuyến, TS Đại cho rằng, giảng viên cần đa dạng hóa hình thức đánh giá, tức kiểm tra đánh giá đa tiêu chí. Điều này sẽ giúp đa dạng hóa hình thức dạy học, giảm áp lực trong bài thi cuối kỳ cho sinh viên.

Theo đó, người dạy cần chia nhỏ yêu cầu đánh giá liên tục qua nhiều hoạt động. Dùng hệ thống quản lí tập trung định danh người học, sử dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan kết hợp đầu tư xây dựng ngân hàng đề thi chất lượng. Đồng thời, trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần đa dạng hoá các hình thức làm bài thực hành, tự luận, bài tập nhóm, thuyết trình; xây dựng quy chế kiểm tra đánh giá đặc biệt cho tình huống đặc biệt.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).