Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng chủ động – một trong những đặc điểm mà nhà tuyển dụng việc làm ở Bình Thuận, Vũng Tàu hay TP. HCM đều mong muốn có ở ứng viên, trước hết bạn hãy bắt đầu với 5 thói quen sau nhé.
Lên danh sách những công việc cần làm
Thói quen chủ động thể hiện thông qua khả năng làm chủ các hoạt động của bạn, tự ý thức được mọi việc cần làm. Trong công việc, tính chủ động đầu tiên chính là kiểm soát được tất cả công việc bạn phải làm. Để kiểm soát công việc một cách tốt nhất, bạn nên lập ra danh sách cụ thể các công việc sẽ thực hiện. Có thể ngắn hạn hay dài hạn nhưng bạn cần chi tiết bằng cách viết ra dưới một hình thức nào đó. Nó như một thời khóa biểu, danh sách này sẽ giúp bạn ghi nhớ những điều bạn phải làm và thực hiện theo nó.
Một danh sách những công việc cần làm sẽ giúp bạn đánh giá mức độ ưu tiên và phương hướng rõ ràng cho công việc. Thói quen này dần sẽ hình thành tính chủ động của bạn.
Tập trung vào những công việc theo danh sách
Lên danh sách để bạn luôn ghi nhớ những công việc cần phải làm, tức là có sự ưu tiên. Và để thực hiện được đúng công việc đó, bạn cần tập trung cho những công việc đó. Khi tập trung bạn sẽ giải quyết công việc hiệu quả hơn, hoàn thành được nhiều việc hơn.
Khi có những công việc phát sinh, bạn buộc phải giải quyết nhưng bạn sẽ cân nhắc xem nó ở mức độ nào và giải quyết vào khoảng thời gian nào bởi mục tiêu chính vẫn là công việc đã được lên danh sách và được đánh giá theo mức độ.
Ngoài ra, bạn nên gạt bỏ những “cám dỗ” trong quá trình làm việc khiến bạn dễ xao nhãng dẫn đến sự trì hoãn như trò giải trí, mạng xã hội, phim ảnh... Loại bỏ các yếu tố này sẽ giúp bạn vừa tăng cường khả năng tập trung vừa giúp bạn có quỹ thời gian chủ động trong mọi việc.
Quản lý thời gian cho từng công việc
Khi quản lý tốt thời gian thì bạn sẽ luôn chủ động với những kế hoạch của mình. Bởi vậy, hãy thiết lập khung thời gian cho từng công việc cụ thể. Thiết lập thời hạn sẽ giúp bạn luôn hoàn thành công việc theo đúng kế hoạch bạn vạch ra. Tuy nhiên cũng sẽ có những công việc phát sinh bởi vậy khi xây dựng khung thời gian bạn nên có khoảng thời gian dự phòng cho những công việc phát sinh.
Làm việc ngay cả khi không yêu cầu
Có những khoảng thời gian mà phần nhiều chúng ta không dành cho công việc như sáng sớm, đêm khuya, những ngày cuối tuần... nhưng với những người thành công, đó lại là khoảng thời gian vô cùng quý báu. Những người làm việc vào khoảng thời gian này là những người chủ động. Họ chủ động với công việc, họ chủ động với thời gian, họ chủ động với cuộc đời mình.
Sếp không yêu cầu giờ đó bạn phải làm việc; trong kế hoạch của bạn cũng không có khung giờ đó để làm việc. Nhưng bạn vẫn làm việc ngay cả khi không yêu cầu, thói quen này sẽ dần hình thành nên tính chủ động trong công việc.
Đặt mục tiêu cho công việc
Mục tiêu có thể theo ngày, theo tuần, theo năm nhưng bạn nên có lộ trình cụ thể. Khi hoàn thành mục tiêu, đó sẽ là thành quả, phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của bạn, đồng thời sẽ tạo ra động lực để bạn chủ động hơn nữa trong công việc. Hơn nữa, khi có mục tiêu, bạn sẽ không ngại bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, chủ động tạo ra những kết quả và kiên trì để đạt được mục tiêu.
Đặt mục tiêu cũng là cách để bạn tự tin hơn vào chính mình, sẵn sàng chia sẻ, kết nối với những người xung quanh, kiên trì và không từ bỏ nó.... Điều này không chỉ giúp bạn thành công hơn với công việ mà còn giúp bạn làm chủ cuộc đời mình.
Thói quen chỉ thực sự hình thành khi bạn lặp đi lặp lại chúng hàng ngày. Người sở hữu tính chủ động trong công việc sẽ luôn đảm bảo đúng thời hạn, đạt kết quả cao và có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Bởi vậy ngay từ bây giờ bạn hãy rèn luyện cho mình thói quen chủ động để thành công hơn trong công việc và cuộc sống bạn nhé.