Bộ Tiêu chuẩn Quốc gia về Thuốc lá nung nóng: Đánh giá hàm lượng các chất gây hại

0:00 / 0:00
0:00
Tại tọa đàm “Phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá: Giải pháp chính sách phù hợp” trong tháng 10 vừa qua, ông Lê Thành Hưng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn chất lượng Nông nghiệp Thực phẩm – Viện Tiêu chuẩn C hất lượng Việt Nam (VSQI), Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, Bộ Khoa học - Công nghệ (KHCN) đã chia sẻ về 3 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đối với thuốc lá nung nóng (TLNN) được ban hành năm 2020.
Bộ Tiêu chuẩn Quốc gia về Thuốc lá nung nóng: Đánh giá hàm lượng các chất gây hại ảnh 1

Mặc dù bộ Tiêu chuẩn quốc gia này chưa phải là căn cứ khoa học mang tính pháp lý để xây dựng chính sách, nhưng theo các đại biểu, các công trình nghiên cứu trong nước này cần được xem xét, bên cạnh các khuyến nghị có tính tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tiêu chuẩn về TLNN của Bộ KHCN cung cấp thêm căn cứ cho thảo luận giữa các Bộ ngành

Theo ông Lê Thành Hưng, 3 tiêu chuẩn mà Bộ KHCN công bố cho TLNN xác định các yếu tố quan trọng có ý nghĩa về khoa học và pháp lý.

Vấn đề quan trọng đầu tiên đó là: Không có quá trình đốt cháy khi sử dụng TLNN. Điều này được xác định vì hàm lượng các chất phát thải trong sol khí (khí hơi aeorosol) khi làm nóng nguyên liệu thuốc lá của TLNN, gồm carbon monoxit (CO) và các oxit nito đáp ứng giới hạn cụ thể.

Điều quan trọng thứ hai để làm căn cứ xác định TLNN có phải là thuốc lá hay không, đó là về mặt kỹ thuật, bộ 3 Tiêu chuẩn này cũng xác định: TLNN có chứa chất nền (nguyên liệu) là thuốc lá.

Bộ Tiêu chuẩn Quốc gia về Thuốc lá nung nóng: Đánh giá hàm lượng các chất gây hại ảnh 2

Dưới góc độ khoa học, CO là một chất độc hại gây ra ung thư và các bệnh hô hấp do hút thuốc lá điếu. Do vậy, việc xác định hàm lượng CO thấp, ngoài việc chứng minh không có quá trình đốt cháy diễn ra đối với TLNN, còn cho thấy hàm lượng độc chất gây ung thư là CO có trong TLNN sẽ thấp hơn so với thuốc lá điếu truyền thống.

Trong một tham luận khác, ông Hưng dẫn chứng cụ thể một nghiên cứu đáng tin cậy từ Nhật Bản. Theo nghiên cứu của Bekki và cộng sự (năm 2017) đăng trên tạp chí của Trường Đại học Sức khỏe và Nghề nghiệp Nhật Bản, hàm lượng các chất trong sol khí TLNN so với trong khói thuốc lá điếu (mg/điếu) có sự chênh lệch đáng kể. Nhựa (tar) TLNN chỉ 9,8 so với thuốc lá điếu là 25,2. Còn hàm lượng CO của TLNN chỉ 0,44 trong khi đó thuốc lá điếu là 33,0. Điều này có nghĩa thuốc lá điếu cao gấp 75 lần. Đặc biệt, hàm lượng nước trong TLNN cao gấp 3 lần so với thuốc lá điếu. Theo ông Hưng ghi nhận, điều này chứng tỏ sol khí (khí hơi aeorsol) của TLNN chứa chủ yếu là nước, không phải là khói.

Cần cân nhắc các nguồn nghiên cứu từ cơ quan y tế quốc tế và nghiên cứu hiện có trong nước

Cho đến nay, thông tin khoa học về TLNN không chỉ đến từ WHO, mà còn được chính phủ các nước thực hiện và công bố nhiều nghiên cứu độc lập nhằm cung cấp cơ sở khoa học độc lập, đáng tin cậy để tham khảo cho các quốc gia chưa có chính sách quản lý sản phẩm này. Trong đó, có thể kể đến các công bố khoa học từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Viện đánh giá Rủi ro Liên Bang Đức (BfR), Ủy ban về Độc chất học (COT) hay Cơ quan Y tế Công cộng (PHE) của Anh, Bộ Y tế Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v.

Bên cạnh các nghiên cứu quốc tế, trong nước, theo ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội (Văn phòng Quốc hội), việc quản lý thuốc lá mới còn hạn chế do các cơ quan quản lý Nhà nước chưa được tiếp cận đến các căn cứ khoa học đáng tin cậy. Do đó, Bộ KHCN cần có đề tài cấp Nhà nước trong nghiên cứu khoa học về tác hại của thuốc lá mới.

Trước đó, trong buổi tiếp Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương về thuốc lá mới vào tháng 5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng giao cho Bộ KHCN phối hợp với Bộ Y tế thực hiện đánh giá tác động, ảnh hưởng của các sản phẩm này đối với sức khỏe người dùng.

Góp ý về vấn đề này, ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội nêu quan điểm, Bộ Y tế đề nghị cấm thuốc lá mới vì sức khỏe con người, nhưng để Quốc hội quyết định cấm hay không cấm thì cần phải có đề xuất của Chính phủ với đầy đủ cơ sở pháp lý, khoa học, đánh giá tác động... Các bộ liên quan cần phải nghiên cứu về khoa học, thực tiễn, trình lên Chính phủ.

Theo công bố từ FDA, CDC Hoa Kỳ và Bộ Y tế Nhật Bản, tỷ lệ sử dụng TLNN ở giới trẻ hiện chỉ mức dưới 1% và ngày càng giảm. Trong nước, ghi nhận từ cơ quan Công an cũng cho thấy sản phẩm này chủ yếu tập trung ở đối tượng người trưởng thành, như báo cáo của Trung tá Nguyễn Minh Tiến - Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP. Hà Nội tại tọa đàm trên.

MỚI - NÓNG
Rực rỡ đêm khai mạc Chợ hoa Xuân ‘Trên bến dưới thuyền 2025’
Rực rỡ đêm khai mạc Chợ hoa Xuân ‘Trên bến dưới thuyền 2025’
SVVN - Tối 24/1, Chợ hoa Xuân ‘Trên bến dưới thuyền’  Tết Ất Tỵ 2025 chính thức khai mạc tại bến Bình Đông (Q. 8, TP. HCM). Sự kiện diễn ra trong không khí sôi động, với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc cùng các hoạt động văn hóa ý nghĩa, tái hiện sinh động không gian chợ nổi miền Tây ngay giữa lòng thành phố sôi động.
Sinh viên chụp ảnh Tết cho các cụ già vùng biên giới
Sinh viên chụp ảnh Tết cho các cụ già vùng biên giới
SVVN - Trong khuôn khổ của chiến dịch ‘Xuân Tình nguyện 2025’, Đội hình 'Xuân Nhân ái' (khoa Tâm lý học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) đã gây ấn tượng bởi hoạt động chụp ảnh chân dung cho 10 cụ già thuộc hộ gia đình chính sách của xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 

Có thể bạn quan tâm

Phí Hạnh Nguyên: Câu chuyện về một cô gái trẻ đầy nỗ lực và cảm hứng

Phí Hạnh Nguyên: Câu chuyện về một cô gái trẻ đầy nỗ lực và cảm hứng

SVVN - Ở tuổi 22, Phí Hạnh Nguyên (năm thứ tư, ngành Sư phạm Ngoại ngữ, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) đã gặt hái được nhiều thành tích đáng nể trong học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động Đoàn - Hội. Nhưng ẩn sau bảng thành tích ấy là cả một hành trình dài của sự cố gắng, đam mê và không ngừng phấn đấu.
GenZ tận dụng 'Thời điểm vàng' kiếm tiền dịp cuối năm

GenZ tận dụng 'Thời điểm vàng' kiếm tiền dịp cuối năm

SVVN - Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm ở nước ta. Thời điểm cận Tết, người dân cả nước tất bật sắm sửa đồ đạc để đón một năm mới. Chính vì vậy, đây là thời điểm nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Một bộ phận giới trẻ với sự thông minh, nhanh nhạy của mình đã tận dụng thời gian “vàng” này để kiếm thêm thu nhập với mức lương hấp dẫn.
Nhu cầu làm đẹp chụp hình Tết tăng cao, bạn trẻ làm nghề ‘hốt bạc’

Nhu cầu làm đẹp chụp hình Tết tăng cao, bạn trẻ làm nghề ‘hốt bạc’

SVVN - Tết Nguyên đán, dịp lễ truyền thống lớn nhất năm, không chỉ là thời điểm để mọi người đoàn tụ gia đình mà còn là cơ hội để chị em phụ nữ chăm chút vẻ ngoài, tạo nên diện mạo rạng rỡ nhất. Điều này khiến các dịch vụ trang điểm trở thành ‘hàng hot’ vào những ngày cận Tết, với lịch hẹn thường kín chỗ từ rất sớm.