Chế tạo thiết bị hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thanh, khiếm thính

0:00 / 0:00
0:00
Chế tạo thiết bị hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thanh, khiếm thính
SVVN - Với mục tiêu gỡ bỏ rào cản giao tiếp, nhóm 5 sinh viên trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) đã cho ra đời bản thử nghiệm đầu tiên của “Thiết bị giao tiếp thông minh dành cho người khiếm thanh, khiếm thính - Speak your mind” (thiết bị SYM) vào tháng Bảy vừa qua.

Thành viên của dự án “Speak your mind” gồm Nguyễn Quang Đức (founder của dự án), Cao Khánh Gia Hy, Bùi Ngô Hoàng Long, Phan Quốc Long và Lê Đỗ Thanh Bình. Nhóm bạn đã cùng nhau lên ý tưởng và thực hiện dự án vào đầu tháng Ba năm nay.

Nói về ý tưởng tạo nên thiết bị, Quang Đức chia sẻ: “Hai năm trước, mình tình cờ đến một tiệm bánh có nhân viên là những người khiếm thanh, khiếm thính. Quan sát họ giao tiếp với nhau bằng thủ ngữ, mình cảm giác có câu chuyện thú vị đằng sau những động tác ấy, nhưng mình lại không thể hiểu rõ. Lúc mình gọi bánh thì cũng chỉ có thể giao tiếp bằng cách chỉ vào thực đơn, khiến mình cảm giác khá bất tiện. Vì vậy, mình đã ấp ủ về một thiết bị giúp cho việc giao tiếp của họ trở nên dễ dàng hơn”.

Thiết bị bao gồm bao gồm hai phần: hộp nhựa chứa camera nhỏ gọn với các linh kiện điện tử được gắn trên nón dành cho người sử dụng và ứng dụng trên điện thoại Android. Về cách vận hành, người sử dụng sẽ đội chiếc nón, bật ứng dụng và bắt đầu “nói” bằng ngôn ngữ ký hiệu. Khi đó, camera sẽ liên tục quay lại từng “câu nói” và gửi về điện thoại để dịch sang thứ tiếng được cài đặt. Sau khi nhận dữ liệu, điện thoại sẽ xử lý, hiển thị kết quả ở trên màn hình, đồng thời đọc lên từ ngữ, câu nói ấy đủ to để người đối diện có thể nhìn thấy hoặc nghe được.

Chế tạo thiết bị hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thanh, khiếm thính ảnh 1
Chi tiết màn hình ứng dụng trên hệ điều hành Android.

Với ứng dụng AI, ngoài chức năng hỗ trợ giao tiếp trên nhiều ngôn ngữ thì thiết bị SYM còn lưu trữ thủ ngữ cùng với văn bản và phát âm tương ứng, hỗ trợ cho việc học thủ ngữ một cách hiệu quả.

Là dự án được thực hiện trong mùa dịch, phải làm việc và giao tiếp online toàn bộ thời gian nên nhóm cũng gặp không ít khó khăn. “Ban đầu, các thành viên giao tiếp với nhau chưa hiệu quả, việc không cùng khoa, chuyên ngành đã dẫn đến xung đột trong quá trình làm việc”, Quang Đức nói. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công việc rất hạn chế, không thể giải quyết những vấn đề còn tồn đọng của dự án.

Chế tạo thiết bị hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thanh, khiếm thính ảnh 2
Cấu trúc tổng quan của thiết bị SYM.

Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với sự đồng lòng, các thành viên nhóm vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Quang Đức bộc bạch: “Nhờ các khó khăn mà mọi người có thể hiểu nhau hơn, giống như tụi mình đạt được mục tiêu của sản phẩm trước khi sản phẩm được hiện thực hóa vậy”. Ngoài ra, nhóm đã nhận được nhiều lời góp ý, động viên của các giảng viên khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính và khoa Quản lý Công nghiệp, Điện - Điện tử.

PGS. TS Quản Thành Thơ (cố vấn của dự án) đánh giá cao về tiềm năng phát triển của thiết bị SYM. Ông cho biết thêm: “Với khả năng chuyển đổi thủ ngữ trực tiếp trong thời gian thực, cùng sự gọn nhẹ, tiện dụng của thiết bị giúp việc phát triển ứng dụng trong thực tế sẽ đem đến sự dễ dàng và thuận tiện cho người dùng”.

Trong tương lai, nhóm sẽ tiếp tục cải tiến ứng dụng của thiết bị SYM để đảm bảo sự ổn định khi hoạt động. Sau khi hoàn thiện, nhóm dự định chuyển giao công nghệ cho Sở Khoa học & Công nghệ TP. HCM hoặc các tổ chức có thiện ý, với mục đích hoàn thiện ứng dụng này, giúp dự án vươn xa hơn. Quang Đức bày tỏ: “Chúng mình mong thiết bị SYM không chỉ mang đến thông điệp: “Thấu hiểu, xích lại gần nhau bất kể khiếm khuyết riêng” mà còn lan tỏa nguồn động lực cổ vũ mọi người bắt tay vào hiện thực hóa những ý tưởng, giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nam sinh đạt 9.0 IELTS Speaking lan tỏa tinh thần thiện nguyện đến cộng đồng

Nam sinh đạt 9.0 IELTS Speaking lan tỏa tinh thần thiện nguyện đến cộng đồng

SVVN - Ngũ Tô Duy (sinh năm 2003) là dịch giả trẻ tuổi với nhiều thành tích ấn tượng. Năm 17 tuổi, Tô Duy là dịch giả cuốn sách bán chạy 'Steal Like an Artist' (Nghệ thuật đánh cắp ý tưởng). Duy còn sáng lập và lãnh đạo dự án viết sách tiếng Anh 'Fairy tales without borders' (Cổ tích không biên giới), với 30 truyện cổ tích Việt Nam được dịch ra tiếng Anh, ra mắt 4.000 cuốn vào tháng 12/2022.
Võ Huyền Chi: Phía sau tên gọi 'Phù thủy lồng tiếng'

Võ Huyền Chi: Phía sau tên gọi 'Phù thủy lồng tiếng'

SVVN - Diễn viên lồng tiếng Huyền Chi (tên đầy đủ là Võ Huyền Chi) là một cái tên quen thuộc được biết đến rộng rãi qua việc lồng tiếng cho các bộ phim như: 'Người tình Praha'; 'Sakura: Thủ lĩnh thẻ bài'; 'Hóa giải lời nguyền'; 'Đảo hải tặc'; 'Gia đình là số 1' phần 2...