Chuyên gia “mách nước” giúp doanh nghiệp hồi phục sau COVID-19

SVVN - COVID-19 đang thách thức doanh nghiệp trên khắp Việt Nam khi số đông chủ doanh nghiệp đang báo cáo sụt giảm doanh số mạnh trong nhiểu tuần qua và không chắc khi nào sẽ tăng trở lại.

Một số doanh nghiệp như khách sạn, quán bar và nhà hàng, đã phải ngừng hoạt động hoàn toàn, trong khi một số khác, như trong ngành dệt may và bán lẻ, lại đối mặt với vấn đề về chuỗi cung ứng và nhu cầu sụt giảm mạnh.

Chuyên gia “mách nước” giúp doanh nghiệp hồi phục sau COVID-19 ảnh 1 Đại dịch COVID-19 đang thách thức các doanh nghiệp và gây sụt giảm về doanh số.

Dù đại dịch đang khiến phần lớn các tổ chức bị gián đoạn hoạt động, các chuyên gia cho rằng đây có thể xem như một “hồi chuông” giúp các lãnh đạo doanh nghiệp “cảnh tỉnh”.

TS Burkhard Schrage, Chủ nhiệm bộ môn Quản trị tại khoa Kinh doanh và Quản trị, trường ĐH RMIT Việt Nam cho biết: “Cú sốc ngoại vi này có thể là dịp lý tưởng để doanh nghiệp rà soát lại các quy trình làm việc hiện tại, như khâu tuyển dụng và quản lý nhân lực, chuỗi cung ứng và phân phối, phát triển sản phẩm, và chiến lược và hoạt động tài chính”.

Việc đổi mới các quy trình này cũng là đòi hỏi mang tính thiết yếu trong cuộc cách mạng kỹ thuật số và thường được coi là yếu tố then chốt để doanh nghiệp thành công trên thị trường toàn cầu. Việc triển khai các quy trình mới một cách cẩn thận còn có thể giúp doanh nghiệp tăng cường tính cạnh tranh về lâu dài.

TS Schrage nhận định: “Bây giờ là lúc để doanh nghiệp của bạn chuẩn bị hành trang cho tương lai. Và có thể đại dịch này là "điều may trong cái rủi" giúp doanh nghiệp cạnh tranh một cách bền vững hơn tại Việt Nam cũng như trên trường quốc tế”.

Một nghiên cứu từ công ty tư vấn quản lý McKinsey & Company đã chỉ ra lý do tại sao một số doanh nghiệp vượt qua và phục hồi sau khủng hoảng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. TS Schrage nhấn mạnh vào một số khuyến nghị quan trọng từ nghiên cứu này:

Giải quyết vấn đề (“Resolve”): giải quyết những thách thức trước mắt với doanh nghiệp, như bảo vệ nhân viên và chuyển đổi sang hình thức làm việc tại nhà, phi tập trung.

Phục hồi (“Resilience”): Giải quyết những thách thức trước mắt về lượng tiền mặt và chuỗi cung ứng, cũng như xác định các mối nguy chính đối với doanh nghiệp và lập kế hoạch cho các kịch bản khác nhau.

Chuyên gia “mách nước” giúp doanh nghiệp hồi phục sau COVID-19 ảnh 2 TS Burkhard Schrage, Chủ nhiệm bộ môn Quản trị tại Khoa Kinh doanh và Quản trị, ĐH RMIT Việt Nam, cho rằng đại dịch COVID-19 có thể là điều may trong cái rủi với các doanh nghiệp trong nước.

Trở lại (“Return”): phác thảo một kế hoạch chi tiết cho các hoạt động hậu khủng hoảng. Dù không thể biết cuộc khủng hoảng kéo dài bao lâu, bạn vẫn nên sẵn sàng khi tình trạng này kết thúc.

Tái hình dung (“Reimagination”): Thế giới sẽ khác sau khủng hoảng. McKinsey & Company gọi đây là “tình trạng bình thường mới”. Người tiêu dùng sẽ quan tâm tới các tính năng khác trong sản phẩm mà bạn cung cấp, đối thủ sẽ cạnh tranh khác đi, chuỗi cung ứng sẽ được cấu hình không giống như trước đây. Điểm cốt lõi là cần điều chỉnh doanh nghiệp nhanh chóng để phù hợp với thế giới mới sau khủng hoảng này.

Theo TS Schrage: “Trong những thời điểm thách thức, các doanh nghiệp có khả năng lãnh đạo kỷ luật và đồng cảm cao với nhân viên, cũng như có kỹ năng thực thi nhanh chóng sẽ vươn lên dẫn đầu một khi vầng dương lại hé rạng”.

“Chúng ta vẫn chưa biết ‘tình trạng bình thường mới’ sẽ ra sao, nhưng chắc chắn nó sẽ thiên về công nghệ kỹ thuật số, tính linh hoạt và khả năng phục hồi cao, cùng một lực lượng lao động linh hoạt hơn”.

“Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ cần phải vạch ra tầm nhìn cho thế giới hậu đại dịch và các chiến lược để đạt được tầm nhìn đó. Doanh nghiệp sẽ thành công bền vững nếu biết thực thi tốt các chiến lược đó dựa trên những luật chơi mới”, TS Schrage kết lời.

MỚI - NÓNG
Gen Z Hà Nội ‘bắt trend’ thả cá ông Công ông Táo
Gen Z Hà Nội ‘bắt trend’ thả cá ông Công ông Táo
SVVN - Ngày 22/1, Lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời trở nên đặc biệt hơn với màn thả cá một cách có ý thức của giới trẻ Hà Nội. Không chỉ hỗ trợ người dân thả cá an toàn, các tình nguyện viên Gen Z còn thu gom túi nilon, nhắc nhở người dân bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.