Cô nàng GenZ trở thành nhà thiết kế đồ họa độc quyền cho thương hiệu bánh nổi tiếng ở Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trương Thanh Trà My từng trải qua giai đoạn ‘layoff’ từ một tập đoàn lớn ở Mỹ. Trong lúc bối rối suy nghĩ, 'mình sẽ phải làm gì tiếp theo', cô vô tình tìm được cơ hội đặc biệt khi ứng tuyển thành công và làm nhà thiết kế đồ họa độc quyền cho thương hiệu bánh nổi tiếng - có tuổi đời hơn 30 năm tại New York, Mỹ.

“Layoff” mở ra cơ hội chớp lấy công việc mơ ước

Khi trò chuyện với Sinh Viên Việt Nam, từ nước Mỹ xa xôi, Trương Thanh Trà My (biệt danh: Emmy Trương, sinh năm 2000, Hà Nội) đang tập trung năng lượng hoàn thành các task công việc trong ngày tại Levain - thương hiệu bánh lớn phát triển hơn 30 năm tại TP. New York, Mỹ.

Cô nàng GenZ trở thành nhà thiết kế đồ họa độc quyền cho thương hiệu bánh nổi tiếng ở Mỹ ảnh 1

Trương Thanh Trà My.

Công việc chính của Trà My là lên ý tưởng sáng tạo, thiết kế hình ảnh thương hiệu độc quyền. Bên cạnh đó, cô còn là cộng sự đắc lực, cùng giám đốc sáng tạo lên ý tưởng các chiến dịch, dự án truyền thông. Ngoài ra, cô phối hợp làm việc với các phòng, ban khác trong công ty.

Trà My kể: “Ở Levain, mình được nghe câu chuyện về hai nhà sáng lập tiệm bánh. Họ là bạn thân, làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Công việc nướng bánh là sở thích cá nhân, cho tới khi, họ sáng tạo thành công món bánh ‘chocolate chip cookie’ và bắt tay gầy dựng thương hiệu, phát triển tiệm bánh đến tận bây giờ. Để có cơ hội làm việc tại môi trường hiện đại này, mình trải qua hành trình học tập và tốt nghiệp cử nhân tại Savannah College of Art & Design, chuyên ngành Advertising and Branding”.

00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4

Ngay từ nhỏ, Emmy Trương sớm bộc lộ đam mê nghệ thuật. Khi đi ăn cùng gia đình, cô xem kỹ menu, mua sắm thì giữ lại business card, đi dạo phố nhặt chiếc lá đẹp thì đem về ép sổ tay… Trà My chia sẻ: “Năm 2017, mình có dịp ghé Levain Bakery. Mọi người truyền miệng nhau rằng, tiệm bánh đại diện một phần văn hóa ẩm thực của New York.

Lúc đó, ký ức của mình không chỉ lấp lánh những chiếc bánh quy to bự, ngọt lừ, mà còn lưu tâm hình ảnh thương hiệu tiệm bánh. Từ chiếc hộp đựng bánh đính kèm sticker, thẻ postcard, cho đến nội thất trang trí nổi bật với tông màu be và xanh cobalt… Mình đã xin thêm nhân viên vài sticker và dán lên máy tính. Mình tự nhủ, sau này bản thân mong muốn theo đuổi công việc sáng tạo những chi tiết branding độc đáo, bắt mắt như vậy cho bất cứ nhãn hàng nào”.

Khoảng đầu năm 2024, Trà My từng trải qua giai đoạn ‘layoff’, đang bối rối suy nghĩ, “mình sẽ phải làm gì tiếp theo”, cô vô tình tìm được cơ hội đặc biệt khi ứng tuyển thành công và trở thành nhà thiết kế đồ họa độc quyền cho thương hiệu bánh Levain.

Cô nàng GenZ trở thành nhà thiết kế đồ họa độc quyền cho thương hiệu bánh nổi tiếng ở Mỹ ảnh 2

Trà My nói: “Mình tự hào khi là người Việt Nam đầu tiên làm việc tại đây. Công việc này giống như ‘chiếc hài thủy tinh’ phù hợp với khả năng cũng như mong muốn tuổi 17 của bản thân, khi lần đầu "chạm ngõ" Levain Bakery. Mỗi ngày, mình tìm cảm hứng sáng tạo từ ảnh chụp những chiếc bánh nướng tươi ngon, kết hợp với con chữ, bảng màu để tạo nên hình ảnh thiết kế đẹp mắt, mang phong cách riêng xứng tầm Levain”.

Với sinh viên du học ở Mỹ như Trà My, khó khăn lớn nhất khi xin việc, đó là về mặt visa (thị thực). Họ thường chỉ có thời gian không quá 3 năm để làm việc tại Mỹ sau khi ra trường. Vì vậy, theo My, cơ hội để giành được việc làm ở các ngành sáng tạo nghệ thuật có thể nằm ở thư giới thiệu từ kinh nghiệm chuyên môn và việc làm trước đó; kỹ năng mềm như giao tiếp và hợp tác làm việc có thể được coi là những yếu tố quan trọng.

Kể chuyện hình ảnh về gia vị Việt trên đất Mỹ

Về mặt sáng tạo, phong cách thiết kế hình ảnh của Trà My thường tập trung vào vẻ đẹp dung dị cuộc sống đời thường. Ví dụ, một trong những dự án cá nhân hợp tác với nhà hàng “Bánh Vietnamese Shop House” tại New York, Trà My nhận ‘brief’ thiết kế dòng sản phẩm tương ớt Hội An. Sau nhiều tuần nghiên cứu dự án, cô nhận thấy, điểm chung của nhà hàng Bánh và văn hóa ẩm thực Việt chính là ở quy trình chế biến thủ công.

Cô nàng GenZ trở thành nhà thiết kế đồ họa độc quyền cho thương hiệu bánh nổi tiếng ở Mỹ ảnh 3

Trà My cho biết: “Chẳng hạn, hương vị nước mắm truyền thống Việt Nam trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu đánh bắt cá tươi, xử lý thịt cá, ủ chượp và chiết rót cầu kỳ. Và dòng sản phẩm tương ớt Hội An ở nhà hàng Bánh cũng vậy, chị chủ người gốc Việt lựa chọn từng trái ớt tươi, xay nhuyễn, chế biến theo công thức riêng để giữ độ tươi ngon của nguyên liệu.

Quy trình sản xuất thủ công là chất liệu khác biệt để mình khai thác, vẽ tay phác thảo ý tưởng chân thật, mộc mạc. Mình tập trung khắc họa quá trình người đầu bếp dành trọn tâm huyết làm việc cần mẫn để tạo ra thành phẩm. Mình muốn truyền tải thông điệp rằng - đây là gia vị đậm chất ẩm thực Việt Nam, do chính người Việt sáng tạo nên và sẽ được giới thiệu rộng rãi đến khách hàng trên đất Mỹ”.

Cô nàng GenZ trở thành nhà thiết kế đồ họa độc quyền cho thương hiệu bánh nổi tiếng ở Mỹ ảnh 4

Các sản phẩm thiết kế mà Trà My thực hiện với đối tác “Bánh Vietnamese Shop House” tại New York.

Trong lĩnh vực sáng tạo ở Mỹ, Emmy Trương lựa chọn theo đuổi song song hai hướng. Đầu tiên là nhánh 'art director' (giám đốc sáng tạo) - người tạo concept, dựng lên "sườn bài" và câu chuyện khởi nguồn cho mỗi sản phẩm sáng tạo. Thứ hai là nhánh 'designer' (nhà thiết kế) - người kể câu chuyện thông qua hình ảnh, chữ cái, màu sắc và đồ hoạ. Để nâng cao tư duy sáng tạo, Trà My dành thời gian đọc báo, tìm hiểu sở thích của mọi người xung quanh, học hỏi các kiến thức liên quan đến nghệ thuật. Từ đó, rèn luyện khả năng thẩm mỹ và cách xử lý vấn đề linh hoạt, nhạy bén hơn.

“Sau giờ làm, mình rất thích rủ team đến nhà ăn uống, tán gẫu. Khi cuộc vui ‘bừng cháy’ cũng là lúc tụi mình ‘bùng nổ’ ý tưởng. Từ một đứa hướng nội ngồi một mình vẽ vu vơ, hiện tại, mình đã tìm được không gian thỏa sức sáng tạo mới: Trên bàn ăn. Mình và những người bạn chia sẻ đủ thứ chuyện trên đời. Khi đó cũng là lúc mình lắng lòng hiểu thêm câu chuyện của người khác, trân trọng tình bạn và thấu hiểu chính mình”, Trà My tâm sự.

Cô nàng GenZ trở thành nhà thiết kế đồ họa độc quyền cho thương hiệu bánh nổi tiếng ở Mỹ ảnh 5

Trang bìa dự án Golden Guide Planning Guide 2024 do họa sĩ Emmy Trương thiết kế

Khi hỏi vui, loại thức uống hay món ăn đại diện cho phong cách nghệ thuật cá nhân, Trà My nghĩ ngay: “Món Crudo yêu thích. Mình thường bông đùa với bạn bè và ví von rằng, tuổi 24 thanh xuân như những lát cá sashimi sống, tạo điểm nhấn bởi vị ngọt của basil, vị thơm chua chua của thì là, mấy bông hoa ớt trắng xinh, cay cay ngắt được trên vườn, vài nụ bạch hoa mằn mặn, cùng chút vỏ chanh, sẽ đưa vị sáng tươi bừng lên trong miệng. Và đó cũng là phong cách cá nhân mà mình mong muốn gửi gắm vào từng tác phẩm nghệ thuật, truyền tải câu chuyện hình ảnh sống động, vẻ đẹp chân thật đến người xem”.

Hiện tại, cô nàng GenZ mong muốn, mỗi sản phẩm do cô sáng tạo nên sẽ có ý nghĩa với cô và xã hội. Cụ thể, mỗi hình ảnh sẽ kể những câu chuyện tốt đẹp về con người, nhằm lan tỏa những điều tích cực đến cộng đồng.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Yêu y học cổ truyền, nữ sinh Hưng Yên trúng tuyển học bổng toàn phần của Chính phủ Trung Quốc

Yêu y học cổ truyền, nữ sinh Hưng Yên trúng tuyển học bổng toàn phần của Chính phủ Trung Quốc

SVVN - Ký ức tuổi thơ lớn lên tại làng nghề trồng và chế biến dược liệu Nghĩa Trai (Hưng Yên), Trần Kiều Anh ấp ủ ước muốn quảng bá làng nghề truyền thống địa phương phát triển vươn xa. Từ đây, cô nàng chăm học và chinh phục thành công suất học bổng từ trường ĐH Trung Y Dược Bắc Kinh, Trung Quốc.
Từ ý tưởng trên giảng đường đến giải Nhì cuộc thi ‘Bệ phóng khởi nghiệp sinh viên 2024’

Từ ý tưởng trên giảng đường đến giải Nhì cuộc thi ‘Bệ phóng khởi nghiệp sinh viên 2024’

SVVN - GypFoam là một dự án khởi nghiệp đầy tâm huyết của nhóm sinh viên trẻ, trong đó Lê Đức Tâm đóng vai trò trưởng nhóm. Xuất phát từ những trăn trở về vấn đề ô nhiễm môi trường và sự cấp thiết của vật liệu xây dựng bền vững, nhóm đã nghiên cứu và phát triển thành công một loại vật liệu tái chế mới, giúp tận dụng phế thải nông nghiệp và công nghiệp.
Hành trình bứt phá ngoạn mục từ con số 0 đến giấc mơ khởi nghiệp

Hành trình bứt phá ngoạn mục từ con số 0 đến giấc mơ khởi nghiệp

SVVN - Võ Lê Thảo Nguyên ( sinh năm 2002) tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh tại Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) và hiện theo học Thạc sĩ Tài chính tại Loughborough University, Anh Quốc. Không chỉ xuất sắc trong học tập, cô còn là gương mặt nổi bật trong cộng đồng khởi nghiệp trẻ, ghi dấu ấn với tư duy sắc bén và tinh thần tiên phong, chinh phục nhiều cột mốc đáng nể trên hành trình phát triển bản thân.
‘Chill’ vỉa hè lên ngôi

‘Chill’ vỉa hè lên ngôi

SVVN - Không trang trí lung linh, không điều hòa mát lạnh hay nhạc lo-fi du dương, chỉ với góc vỉa hè thoáng đãng, những quán trà đá vỉa hè vốn từng được xem là “bình dân” giờ đây bỗng hóa thành “chốn chill” đầy sức hút trong lòng đông đảo giới trẻ GenZ.
Hành trình tri ân trên đất Quảng Trị cùng Tiền Phong Marathon 2025

Hành trình tri ân trên đất Quảng Trị cùng Tiền Phong Marathon 2025

SVVN - Giải Tiền Phong Marathon 2025 là ngày hội thể thao và cũng là hành trình tri ân nhiều cảm xúc, khi hàng trăm vận động viên và Ban tổ chức cùng nhau viếng thăm những địa danh lịch sử: Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sĩ Đường 9 và Thành cổ Quảng Trị. Mỗi bước chân dừng lại là một phút trầm mặc nhớ về những người con anh hùng đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc.
Hướng về Lễ Thượng cờ đặc biệt của Tiền Phong Marathon 2025

Hướng về Lễ Thượng cờ đặc biệt của Tiền Phong Marathon 2025

SVVN - Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong 2025 là một sự kiện thể thao uy tín, mang ý nghĩa sâu sắc khi được tổ chức tại mảnh đất Quảng Trị lịch sử. Trong khuôn khổ giải đấu, Lễ Thượng cờ trang trọng sẽ diễn ra vào sáng ngày 29/3 tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (tỉnh Quảng Trị).