Sinh viên 'gánh' nợ khi vay tiền từ app tín dụng 'đen’

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Cần tiền gấp vì những lý do khác nhau, nhiều bạn sinh viên đã vô tình trở thành nạn nhân của các app tín dụng đen, 'gánh' số nợ lớn sau một khoảng thời gian ngắn.

Nợ bé xé ra to

Mới đây, V. T. P. (18 tuổi, Ninh Thuận), sinh viên năm thứ nhất tại Nha Trang, cần tiền gấp để đóng phí ký túc xá. Tìm thấy ứng dụng vay tiền online trên YouTube, P. đăng ký vay 900.000 đồng một cách dễ dàng bằng cách cung cấp những thông tin cá nhân cơ bản mà không cần chứng minh tài chính.

Khi app thông báo giao dịch đã thành công, P. kiểm tra tài khoản thì chỉ nhận được 540.000 đồng, ít hơn số tiền P. vay. Vào cùng ngày, khi gia đình đã chuyển sinh hoạt phí, P. lập tức thanh toán khoản vay. Tuy nhiên, ứng dụng thông báo rằng P. nợ 900.000 đồng.

"Lúc đầu, mình nghĩ lãi suất chỉ vài chục ngàn đồng thôi. Dù số tiền phải trả rất cao, nhưng do mình sợ dính đến xã hội đen nên đành trả cho xong", P. kể lại.

Nghĩ đã hoàn tất khoản nợ, hai ngày sau, P. nhận cuộc gọi từ số lạ với lời lẽ đe dọa: “Sao mày vay tiền không trả? Tao biết trường, biết nhà mày!”.

Dù khẳng định đã thanh toán, P. vẫn bị ép trả thêm 500.000 đồng tiền gốc và 2,5 triệu đồng tiền phạt. Lo sợ gia đình và bản thân sẽ gặp nguy hiểm, P. chuyển hết 3 triệu đồng (toàn bộ sinh hoạt phí của 2 tháng tới).

Sinh viên 'gánh' nợ khi vay tiền từ app tín dụng 'đen’ ảnh 1

Sau khi vay từ app tín dụng đen, P. thường xuyên nhận được tin nhắn khủng bố.

Chưa kịp bình tĩnh, một giờ sau, P. bất ngờ nhận 4,9 triệu đồng, tương đương ba khoản vay trong app tín dụng đen. Một số điện thoại khác liên hệ P., tự nhận là nhân viên của app, nói rằng đây chỉ là sự nhầm lẫn và yêu cầu P. chuyển lại tiền để xóa nợ. P. làm theo nhưng app vẫn báo nợ. P. liên lạc lại thì đã bị chặn mất.

Chỉ sau hai ngày, P. mất hơn 3 triệu đồng và gánh thêm gần 5 triệu đồng nợ ảo, tổng số nợ lên đến hơn 8 triệu đồng.

Sợ gia đình lo lắng, P. giấu mọi chuyện. Khi đi học, P. luôn thấp thỏm nhìn điện thoại, lo sợ sẽ lại bị gọi điện, nhắn tin đòi nợ. Nhiều đêm, P. trằn trọc, tim đập nhanh, không thể nào chợp mắt.

Trước đó, T. (năm thứ hai, ngành Ngôn ngữ Anh, trường ĐH Công Thương TP. HCM) đã phải 'gánh' hơn số nợ lên đến gần 300 triệu đồng.

Vì vô tình làm rơi mất học phí, T. đã vay 5 triệu đồng qua app tín dụng đen, nhưng chỉ nhận được hơn 4 triệu đồng.

T. đi làm thêm nhưng không đủ trả nợ. Khi đến hạn, không có tiền, T. được chính nhân viên ứng dụng giới thiệu vay tiếp từ app khác. Suốt một năm, T. vay nợ mới để trả nợ cũ, khiến nợ nần chồng chất.

Khi số nợ đã lên đến gần 300 triệu đồng, T. liên tục bị khủng bố qua tin nhắn và gọi điện. Quá hoảng sợ, T. thông báo cho gia đình và tức tốc về quê.

Tỉnh táo trước bẫy ‘tín dụng đen’

Trường hợp của P. hay T. không phải hiếm. Các ứng dụng cho vay nặng lãi thường hoạt động dưới app dạng tín dụng 'đen', mập mờ thông tin và rất dễ để vay. Nhưng sau đó, app sẽ tính lãi suất "cắt cổ" và sử dụng nhiều chiêu trò khủng bố tinh thần, ép con nợ phải trả nhiều hơn số tiền đã vay.

Theo Luật sư Duy Anh (Hãng luật A+), nhu cầu vay tiền trong lĩnh vực dân sự là rất phổ biến, đặc biệt đối với giới trẻ.

Các trường đại học, cao đẳng cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của sinh viên. Đồng thời, nhà trường tuyên truyền để sinh viên nắm được quy định về lãi suất cho vay.

Sinh viên 'gánh' nợ khi vay tiền từ app tín dụng 'đen’ ảnh 2

Luật sư Duy Anh (Hãng luật A+).

“Pháp luật hiện nay quy định về lãi suất thì hai bên thỏa thuận không được quá 20%/năm, nếu trong trường hợp cho vay lãi suất từ 100%/năm và thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên thì có thể bị xử lý hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, Luật sư Duy Anh lưu ý.

Theo Luật sư Duy Anh, khi sinh viên nắm được quy định về pháp luật cho vay cũng như thế nào là lãi suất cao thì các bạn sẽ biết cách tự bảo vệ mình, tránh trường hợp các bạn không có sự lựa chọn nào khác, cuối cùng sa vào nhóm cho vay nặng lãi.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Phim ‘Địa đạo’ thu hút bạn trẻ ngay ngày đầu công chiếu

Phim ‘Địa đạo’ thu hút bạn trẻ ngay ngày đầu công chiếu

SVVN - Hòa chung không khí đón chào Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nhanh chóng thu hút đông đảo khán giả trẻ. Bộ phim không chỉ là bức tranh tái hiện lại cuộc chiến khốc liệt năm 1967 tại vùng đất Củ Chi (TP. HCM) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà còn là thước phim lịch sử hào hùng giúp giới trẻ trân trọng hòa bình.
Tuổi trẻ Thủ đô tiễn bộ đội, dân quân lên đường hợp luyện diễu binh Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Thủ đô tiễn bộ đội, dân quân lên đường hợp luyện diễu binh Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

SVVN - Tối 4/4, tại Ga Hà Nội, hàng trăm sinh viên tình nguyện đã có mặt để tiễn đoàn cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng dân quân tự vệ tiếp tục lên đường vào TP. Hồ Chí Minh, tham gia hợp luyện cho lễ diễu binh, diễu hành cấp Quốc gia Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Yêu y học cổ truyền, nữ sinh Hưng Yên trúng tuyển học bổng toàn phần của Chính phủ Trung Quốc

Yêu y học cổ truyền, nữ sinh Hưng Yên trúng tuyển học bổng toàn phần của Chính phủ Trung Quốc

SVVN - Ký ức tuổi thơ lớn lên tại làng nghề trồng và chế biến dược liệu Nghĩa Trai (Hưng Yên), Trần Kiều Anh ấp ủ ước muốn quảng bá làng nghề truyền thống địa phương phát triển vươn xa. Từ đây, cô nàng chăm học và chinh phục thành công suất học bổng từ trường ĐH Trung Y Dược Bắc Kinh, Trung Quốc.
Từ ý tưởng trên giảng đường đến giải Nhì cuộc thi ‘Bệ phóng khởi nghiệp sinh viên 2024’

Từ ý tưởng trên giảng đường đến giải Nhì cuộc thi ‘Bệ phóng khởi nghiệp sinh viên 2024’

SVVN - GypFoam là một dự án khởi nghiệp đầy tâm huyết của nhóm sinh viên trẻ, trong đó Lê Đức Tâm đóng vai trò trưởng nhóm. Xuất phát từ những trăn trở về vấn đề ô nhiễm môi trường và sự cấp thiết của vật liệu xây dựng bền vững, nhóm đã nghiên cứu và phát triển thành công một loại vật liệu tái chế mới, giúp tận dụng phế thải nông nghiệp và công nghiệp.
Hành trình bứt phá ngoạn mục từ con số 0 đến giấc mơ khởi nghiệp

Hành trình bứt phá ngoạn mục từ con số 0 đến giấc mơ khởi nghiệp

SVVN - Võ Lê Thảo Nguyên ( sinh năm 2002) tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh tại Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) và hiện theo học Thạc sĩ Tài chính tại Loughborough University, Anh Quốc. Không chỉ xuất sắc trong học tập, cô còn là gương mặt nổi bật trong cộng đồng khởi nghiệp trẻ, ghi dấu ấn với tư duy sắc bén và tinh thần tiên phong, chinh phục nhiều cột mốc đáng nể trên hành trình phát triển bản thân.
‘Chill’ vỉa hè lên ngôi

‘Chill’ vỉa hè lên ngôi

SVVN - Không trang trí lung linh, không điều hòa mát lạnh hay nhạc lo-fi du dương, chỉ với góc vỉa hè thoáng đãng, những quán trà đá vỉa hè vốn từng được xem là “bình dân” giờ đây bỗng hóa thành “chốn chill” đầy sức hút trong lòng đông đảo giới trẻ GenZ.