Công nghệ có thể thay thế sự tiếp xúc, trao đổi chân thành của con người?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tiến sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần Lương Cần Liêm - Chủ tịch Hội khoa học hữu nghị tâm lý tâm thần Pháp - Việt chia sẻ về những tác động của việc học online đến tâm lý, tâm thần của sinh viên và những lời khuyên hữu ích.
Công nghệ có thể thay thế sự tiếp xúc, trao đổi chân thành của con người? ảnh 1

Tiến sĩ, bác sĩ Lương Cần Liêm và tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh.

Thưa tiến sĩ, bác sĩ Lương Cần Liêm, nước Pháp có áp dụng hình thức học online cho sinh viên khi dịch COVID-19 bùng phát không? Nếu có, sinh viên có chịu tác động về tâm lý, tâm thần không? Nước Pháp đã có biện pháp gì để giảm áp lực tâm lý, tâm thần cho sinh viên?

Tiến sĩ, bác sĩ Lương Cần Liêm: Đúng vậy, ở Pháp, các cơ quan chức năng đã khuyến nghị đào tạo từ xa ngay từ làn sóng dịch đầu tiên. Chúng tôi đã hình dung hình thức đào tạo trực tuyến mới khá tương đồng với hình thức giáo dục từ xa truyền thống, nhưng không phải vậy.

Nhiều vấn đề tâm lý phát sinh liên quan đến sự bất bình đẳng về công nghệ (điều kiện tiếp cận với WiFi, máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, nơi ở, …) và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng xã hội vốn có giữa các đối tượng sinh viên khác nhau, cũng như giữa những người sống ở thành phố và nông thôn. Học sinh, sinh viên phải đối phó với tình trạng nghèo mới, ở đây là nghèo về điều kiện học tập theo hình thức mới và nghèo tâm lý.

Sống cô lập ở nhà mới là yếu tố khó khăn, vì nó cắt đứt các mối liên hệ: quan hệ bạn bè trường lớp thầy cô cũng như quan hệ giữa sinh viên với người thân trong gia đình. Các mối liên hệ này bị phá vỡ, về mặt tâm lý điều đó có nghĩa là học sinh sinh viên sẽ mất đi sự tương tác phản hồi, và hiệu ứng phản chiếu để soi chiếu bản thân tạm thời không còn nữa. Bản thân giáo viên cũng không được chuẩn bị để dạy trực tuyến theo hình thức mới, và hệ quả là bài giảng của họ thậm chí còn khô khan, kinh viện hơn cả những giờ học trực tiếp trên lớp.

Học sinh, sinh viên thường rơi vào tâm lý lo âu, sợ hãi, trầm cảm và buồn bã. Số các ca tự tử và các trường hợp rối loạn ăn uống có chiều hướng gia tăng. Một số "triệu chứng nhỏ" trở nên nghiêm trọng, có thể kể đến tình trạng mất tập trung và suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt...

Cảm giác đáng sợ nhất mà một sinh viên bị buộc phải ở trong trạng thái cô độc chính là thấy mình vô dụng và thấy việc học hành của mình không còn ý nghĩa gì nữa.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 chưa biết lúc nào có thể kiểm soát được hoàn toàn, việc học online có thể vẫn còn tiếp diễn. Ông có lời khuyên gì để việc dạy và học online được hiệu quả hơn?

Tiến sĩ, bác sĩ Lương Cần Liêm: Trước hết, cần phải chấm dứt suy nghĩ ảo tưởng cho rằng công nghệ có thể thay thế sự tiếp xúc, trao đổi chân thành của con người.

Liệu qua màn hình máy tính, cho dù có được kết nối mạng đi chăng nữa, bạn có thể bày tỏ với một người chưa từng gặp thật ngoài đời rằng bạn ngưỡng mộ họ hay không?

Công nghệ tạo ra một sự khách quan giả tạo khi mà người ta nghĩ rằng nhu cầu kiểm soát lẫn nhau có thể đáp ứng được bằng công nghệ, nhưng thật ra, công nghệ càng làm cho người ta dễ dàng che giấu bản thân qua những lớp filter, thậm chí nói dối hoặc tạo ra một hình ảnh giả mạo.

Trong bối cảnh của đại dịch, dạy và học trực tuyến được mặc định coi là giải pháp thay thế - vì thực ra cũng không có cách nào tốt hơn, người ta dùng nó để truyền đạt kiến thức nhưng không kiểm tra được người học đã tiếp thu được những gì.

Sinh viên phải được coi là người trưởng thành, là công dân có trách nhiệm. Nếu không, các thanh niên theo học ở các trường đại học của chúng ta sẽ luôn mang trong mình một nỗi sợ hãi nào đó, và chúng ta lại coi chúng là đám trẻ con to xác sẵn sàng làm những việc thiếu suy nghĩ.

Ở Pháp, khối lượng giờ giảng bị nhân lên, khi mà chỉ được cho phép một nửa sinh viên ngồi trong giảng đường để đảm bảo giãn cách, khi mà sinh viên phải học luân phiên giữa trực tuyến và trực tiếp, khi mà các lớp sẽ phải chia thành nhiều nhóm nhỏ ...

Rồi còn phải đào tạo phương pháp dạy trực tuyến cho giáo viên, rằng đọc slide là cần thiết nhưng không đủ. Nếu giáo viên không được đào tạo, thì cũng đừng chê trách họ về việc sinh viên không có hứng thú học và giáo viên cũng không có hứng thú truyền đạt kiến thức nữa.

Tóm lại, ta không thể giảng dạy, chỉ đạo, điều hành bằng online ... Đó chỉ là sự ảo tưởng về việc màn hình đang giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách “từ xa” với mọi người.

Cảm ơn ông.

Tiến sĩ, bác sĩ Lương Cần Liêm đã có nhiều năm giảng dạy tại trường Đại học Y khoa Paris (Pháp). Ông đã có nhiều năm tư vấn cho bạn đọc báo Sinh Viên Việt Nam, là tác giả của hai cuốn sách best-seller Bí mật của hạnh phúc, Giữa tình yêu và tình dục là tình gì? được phát hành tại Việt Nam. Tiến sĩ, bác sĩ Lương Cần Liêm đang sống cùng gia đình tại Pháp.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dự án Trung Thu Cùng Bé Vùng Cao của cô bạn 'Bống Chè Bưởi'

Dự án Trung Thu Cùng Bé Vùng Cao của cô bạn 'Bống Chè Bưởi'

SVVN - “Bống Chè Bưởi” là biệt danh của cô bạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc, đang là học sinh lớp 11 tại Hà Nội. Năm 10 tuổi, Bảo Ngọc được nhiều khán giả yêu mến qua chương trình “Mặt trời bé con” với hình ảnh cô bé đến từ Tuyên Quang biết kinh doanh món chè bưởi như người lớn. Đến nay, Bảo Ngọc đã nấu chè và bán chè được gần 9 năm, dự án “Chè bưởi Bống nấu” của cô bạn còn gọi vốn thành công ở chương trình Shark Tank Việt Nam năm 2018.
Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

SVVN - Trong khi nhiều người trẻ chọn con đường đi tìm cái mới, cái hiện đại để nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thì vẫn có những người trẻ chọn hướng quay về với những giá trị xưa cũ của dân tộc: Chị Nguyễn Thị Kim Thủy và anh Nguyễn Hoàng Sơn (cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP. HCM), đồng sáng lập cửa hàng quà tặng văn hóa Khởi Đăng Tác Khí (KĐTK).
Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

SVVN - Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đặng Quốc Dũng (sinh năm 2000) hiện đang học Thạc sĩ ngành Giảng dạy Ngôn ngữ Anh tại trường Southern New Hampshire. Chàng trai gốc Hải Phòng còn được cộng đồng giáo viên, học sinh biết đến qua kênh TikTok “Dũng Đi Dạy” với những nội dung mang tính giáo dục cao liên quan đến việc dạy và học tiếng Anh.
Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

SVVN - Từng là nạn nhân của body shaming, bị bạn bè “chê bai, dè bỉu”, chàng trai Nolan với thân hình quá khổ, mang trong mình ước mơ nghệ thuật đã quyết tâm thay đổi, “lột xác” để theo đuổi ước mơ. Bên cạnh đó là những khó khăn vô cùng khác, nhưng cũng không thể “dập tắt” niềm đam mê nghệ thuật của bản thân Nolan.
Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

SVVN - Nguyễn Minh Hiếu - cựu sinh viên điển trai trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - là gương mặt MC sự kiện quen thuộc trong cộng đồng MC Hà thành. Ít ai biết rằng, để đạt được những thành công như ngày hôm nay, Minh Hiếu đã phải đối mặt với muôn vàn áp lực, từ đó nỗ lực thay đổi và ghi dấu ấn trong lòng khán giả, trở thành MC/BTV của VTC News.