Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn đã học đại học như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn đã học đại học như thế nào?
SVVN - Vài tháng nữa, những sinh viên Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn, Xuân Trường, Minh Vương, Văn Thanh... sẽ chính thức tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm TDTT TP. HCM. Trong khi những sinh viên bình thường chỉ mất 4 năm để thành cử nhân thì các ngôi sao sân cỏ của HAGL và đội tuyển Việt Nam phải cần đến… 7 năm để ra trường. Vì sao vậy?

Công Phượng - Bí thư Đoàn

Năm 2014, nằm trong chương trình liên kết đào tạo giáo dục giữa HAGL và trường ĐH Sư phạm TDTT TP. HCM, nhóm các cầu thủ U19 Việt Nam lúc đó, gồm: Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Thanh, Văn Toàn... đã được tuyển thẳng vào trường. Tổng cộng, có 10 cầu thủ trở thành sinh viên, sau đó có thêm một số gương mặt của khóa sau, với tất cả hơn 30 cầu thủ, trong đó có cả trợ lý của câu lạc bộ, thầy của các cầu thủ tại HAGL là HLV Dương Minh Ninh.

Tuy nhiên, khác với các sinh viên khác, phải theo học tại TP. HCM, các ngôi sao bóng đá Việt Nam lúc ấy lại được học ngay tại Hàm Rồng, đại bản doanh của câu lạc bộ HAGL, nơi cũng đặt Văn phòng đại diện của trường ĐH Sư phạm TDTT TP. HCM, để tiện cho việc tập luyện và học tập. Ở lớp học đặc biệt này, trung vệ Trần Hữu Đông Triều được bầu làm lớp trưởng, trong khi ngôi sao Công Phượng là… Bí thư chi Đoàn.

Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn đã học đại học như thế nào? ảnh 1

Văn phòng đại diện trường ĐH Sư phạm TDTT TP. HCM tại Gia Lai, cũng là giảng đường của Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường...

Thế là, vào những buổi lên lớp, các cầu thủ chỉ việc tản bộ từ phòng ở đến phòng học chỉ chừng vài chục mét. Mặc dầu gần và thuận lợi vậy, phải mất đến gần 7 năm, những Công Phượng, Văn Toàn, Tuấn Anh... mới chuẩn bị tốt nghiệp.

Những sinh viên đặc biệt

Tiền vệ Minh Vương cho biết, do phải tập luyện và thi đấu thường xuyên, lớp chỉ học được khi rảnh rỗi. Vào mùa giải, khi thi đấu sân khách xa nhà không học được đã đành, ngay cả khi ở sân nhà, cầu thủ cũng phải ưu tiên tập luyện. Chưa kể, một số khác còn ra nước ngoài thi đấu. Trong khi Xuân Trường sang Thái Lan thi đấu, Bí thư Đoàn Nguyễn Công Phượng hết sang Bỉ lại Hàn Quốc thì lớp trưởng Đông Triều lại xuống Bình Dương theo diện cho mượn trong 2 năm. Những trường hợp này đều phải bảo lưu kết quả học tập theo quy định. Vì vậy, theo lịch, lớp sẽ tốt nghiệp năm 2018 nhưng kéo dài đến tận bây giờ vẫn chưa xong. “Nhà trường và câu lạc bộ vẫn luôn tạo điều kiện cho tất cả cầu thủ hoàn thành chương trình một cách thuận lợi nhất. Mỗi dịp tập trung học, anh em lên lớp rất vui, thấy có không khí giảng đường và trải nghiệm đời sống sinh viên”, Minh Vương cho biết.

Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn đã học đại học như thế nào? ảnh 2

Xuân Trường, Minh Vương trong một buổi học trực tuyến.

Nơi học tập tại Văn phòng đại diện của trường được trang bị đầy đủ tiện nghi, thoáng mát, đảm bảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập cho các thế hệ cầu thủ là sinh viên của trường. Ngoài những buổi học chuyên môn với các môn: Bơi, bóng ném... Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường... cũng phải hoàn thành hết các môn văn hóa như các sinh viên bình thường.

Thầy Nguyễn Thanh Đề, giảng viên chủ nhiệm của lớp cho biết, các cầu thủ sẽ lên giảng đường vào các ngày đầu tuần từ thứ Hai đến thứ Năm hoặc thứ Sáu, tùy vào lịch thi đấu trên sân nhà vào thứ Bảy hoặc Chủ Nhật được ưu tiên để thi đấu, đều đặn như vậy trong nhiều năm qua. Các môn học được dạy và thi theo kiểu “cuốn chiếu”. Do đặc thù của vận động viên nên buổi tối là lúc để các cầu thủ học tập các môn lý thuyết, những ngày nghỉ là những ngày các chàng trai phải tranh thủ thời gian để hoàn thành những môn học thực hành để đảm bảo hoàn thành hết tất cả các nội dung học của nhà trường.

Mùa giải 2021 là lần đầu tiên sau nhiều năm, các cầu thủ này tập hợp đông đủ trở lại, cũng là năm học thuận lợi.

Là những cầu thủ nổi tiếng trên sân cỏ, chuyện đi học của những sinh viên đặc biệt này được cổ động viên quan tâm sát sao. Trên Fanpage của trường ĐH Sư phạm TDTT TP. HCM còn ghi lại câu chuyện những buổi học trực tuyến các môn lý thuyết khi dịch COVID-19 bùng phát. Sau một ngày tập luyện vất vả, Xuân Trường, Minh Vương trả lời giảng viên qua màn hình: "Chúng em tranh thủ ăn cơm xong rồi vào học chứ sợ trễ giờ, không đảm bảo đầy đủ nội dung bài giảng". Riêng Công Phượng thì: "Thầy ạ, em học xong rồi mới ăn cơm tối ạ!".

Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn đã học đại học như thế nào? ảnh 3

Sinh viên Nguyễn Công Phượng trong buổi học trực tuyến.

Những buổi học các môn bắt buộc như bơi, bóng ném hay thể dục đồng diễn... của lớp luôn diễn ra rất sôi nổi và đầy tiếng cười. Công Phượng ít khi để "sổng" cơ hội trước khung thành nhưng với bóng ném lại dễ dàng dứt điểm… bật xà ở khoảng cách... 2m khiến tất cả cười ồ. Hay Minh Vương cầm bóng, chạy đà và bật nhảy rất chuẩn nhưng đưa tay lên là… rớt luôn trái bóng. ThS Hồ Đắc Nam Trân – Phó khoa Thể dục, giảng viên trực tiếp hướng dẫn các cầu thủ học môn Thể dục đồng diễn kể, ông ấn tượng khi các sinh viên đặc biệt này thực hiện màn ráp chữ “HAGL” trên nền nhạc “Việt Nam ơi”. Theo thầy Nguyễn Thanh Đề, dù có phần trắc trở nhưng đa số sức học của các cầu thủ đều rất khá, thậm chí có thể đạt loại Giỏi khi tốt nghiệp. Trong dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập trường vừa qua, những Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Thanh, Minh Vương còn được đích thân PGS. TS Châu Vĩnh Huy – Hiệu trưởng nhà trường đến thăm và trao tặng huy hiệu kỷ niệm.

Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn đã học đại học như thế nào? ảnh 4

PGS. TS Châu Vĩnh Huy - Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm TDTT TP. HCM (thứ tư từ trái qua) thăm các sinh viên Văn Thanh, Văn Trường, Tuấn Anh, Xuân Trường tại Gia Lai.

Theo thầy Huy, nhà trường đang nỗ lực để các cầu thủ hoàn tất chương trình đào tạo các môn và chắc chắn sẽ tốt nghiệp trong năm nay, đúng dịp kỷ niệm 20 thành lập Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai (2001 - 2021) và hướng tới chức vô địch lần thứ 3 tại V-League 2021. Nếu điều đó thành hiện thực, đó sẽ là “chức vô địch” lớn và ý nghĩa nhất mà những Công Phượng, Văn Toàn... có được. Với tấm bằng đại học Sư phạm TDTT, họ sẽ không chỉ là các cầu thủ mà còn chính thức đủ điều kiện chuyên môn để trở thành các nhà giáo.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

SVVN - Đỉnh Lùng Cúng, với độ cao 2.913m, nằm sừng sững giữa vùng núi Mù Cang Chải (Yên Bái), đang trở thành điểm trekking hấp dẫn trong cộng đồng sinh viên và các bạn trẻ yêu thích khám phá thiên nhiên. Không chỉ là một hành trình chinh phục, cung đường này còn mang lại những trải nghiệm đậm chất phiêu lưu, giúp người tham gia thoát khỏi nhịp sống hối hả để hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

SVVN - Xuất phát từ tình yêu với môi trường và mong muốn đóng góp cho xã hội, một nhóm cựu sinh viên trẻ đã chung tay phát triển dự án 'Tín chỉ Carbon Việt Nam'. Không chỉ giàu nhiệt huyết, nhóm còn thể hiện tư duy sáng tạo và nền tảng kiến thức vững vàng để hiện thực hóa giải pháp đo đạc, tính toán trữ lượng carbon bằng công nghệ hiện đại.
Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

SVVN - Ngày 5/12, toạ đàm "Sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập" thuộc chuỗi chương trình hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời'" do Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức cùng Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia và Trường Đại học Đại Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với giảng viên và sinh viên Nhà trường. Thành công đó xuất phát từ sự hào hứng, say mê học hỏi và tinh thần nồng nhiệt của các bạn sinh viên.
Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

SVVN - Vượt qua hàng trăm ý tưởng sáng tạo, GlobeID - ứng dụng blockchain định danh số duy nhất - đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi 'Sao Kim 2024'. Dự án mang đến giải pháp đột phá giúp ngăn chặn tài khoản giả mạo, tối ưu hóa chi phí cho các tổ chức Web3, đồng thời cung cấp công cụ quản lý tài sản và phân tích thông minh cho người dùng.
Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

SVVN - Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 Nguyễn Thảo Nguyên (sinh năm 2000 tại Hà Nội) gây ấn tượng mạnh với nhan sắc rạng rỡ, thần thái cuốn hút và bộ áo dài đỏ cách tân đầy sáng tạo trong bộ ảnh mới. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp ngoại hình, Thảo Nguyên còn là một giảng viên trợ giảng tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên, ghi dấu ấn bởi tài năng và tâm huyết trong cả lĩnh vực giáo dục và ngành Y.