ĐH RMIT xếp hạng số 1 về nỗ lực giảm bất bình đẳng

SVVN - ĐH RMIT xếp hạng số 1 toàn thế giới về những nỗ lực giảm bất bình đẳng trong nước và giữa các quốc gia với nhau (mục tiêu phát triển bền vững thứ 10) trong Bảng xếp hạng Đánh giá tác động của Times Higher Education (tổ chức chuyên đánh giá xếp hạng các trường đại học thế giới) vừa công bố.
Ngoài ra, trường còn xếp hạng 10 tổng thể, tăng vọt từ thứ 82 của năm 2019. Đây là năm thứ hai Times Higher Education (THE) đưa ra Bảng xếp hạng Đánh giá tác động nhằm vinh danh những tiến bộ phổ theo 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc, bằng cách xem xét tác động về xã hội và kinh tế của một trường đại học. Phó chủ tịch Hội đồng trường, ông Martin Bean bày tỏ niềm tự hào sâu sắc khi nhận được kết quả này.
 “Các mục tiêu phát triển bền vững SDG cho phép chúng tôi khơi nguồn thay đổi và tập trung nỗ lực của cả tập thể hướng đến kiến tạo nên một thế giới bền vững hơn”, ông nói. “Bằng cách hợp nhất đam mê và mục đích của cộng đồng RMIT, cũng như tập hợp năng lực chuyên môn của cả cộng đồng trường, chúng tôi có thể đem đến đóng góp đích thực và tích cực”.
ĐH RMIT xếp hạng số 1 về nỗ lực giảm bất bình đẳng ảnh 1 Đại học RMIT xếp hạng số một về nỗ lực giảm bất bình đẳng.

ĐH RMIT xếp hạng 5 trên toàn thế giới, tăng 48 hạng, về công việc tốt và tăng trưởng kinh tế (SDG 8), và xếp thứ 12 trên toàn thế giới về nước sạch và vệ sinh (SDG 6).

Mục tiêu phát triển bền vững thứ 6 là phần mới được đưa vào đánh giá tác động của THE trong năm 2020.

Từ thứ hạng 52, RMIT còn tăng lên thứ 15 trong quan hệ đối tác ở mục tiêu SDG 17 và xếp thứ 21 về các thành phố và cộng đồng bền vững (SDG 11), thứ 53 về tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm (SDG 12), và thứ 58 về công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng (SDG 9).

Tiến bộ của RMIT trong năm 2020 có được là nhờ những nỗ lực vượt bậc của nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững qua quan hệ đối tác và sáng kiến trong các lĩnh vực công bằng xã hội, hoà nhập, phương thức vận hành và quản lý môi trường.

Bà Dionne Higgins, Giám đốc vận hành đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững nhà trường, cho biết bà rất phấn khởi khi RMIT được ghi nhận nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ trên mọi lĩnh vực hoạt động.

“Chúng tôi vẫn đang tiếp tục sải những bước dài tiến về phía trước nhờ hành động thật tâm và tích cực của những con người đầy đam mê đang làm việc trong tổ chức chúng tôi”, bà nói.

“Trong khi cả thế giới đang đối phó với COVID-19, đóng góp và cam kết của cả cộng đồng RMIT vào tương lai tươi sáng hơn lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.