Dịch giả cuốn sách “Câu chuyện Nghệ thuật” và sự hiếu kỳ về Nghệ thuật

0:00 / 0:00
0:00
Dịch giả cuốn sách “Câu chuyện Nghệ thuật” và sự hiếu kỳ về Nghệ thuật
SVVN - Lưu Bích Ngọc, sinh viên trường ĐH Humboldt (Berlin, Đức) đã “thổi làn gió mới” cho ấn bản mới nhất của cuốn sách nổi tiếng Câu chuyện Nghệ thuật (The Story of Art) tái bản lần thứ 16 tại Việt Nam. Cô cũng có những quan điểm, nhìn nhận riêng về tính dục, giới và nghệ thuật trừu tượng.   

Gần hơn với nghệ thuật

Cuốn sách Câu chuyện Nghệ thuật được viết bởi nhà sử học nghệ thuật E. H. Gombrich, in lần đầu năm 1950, được dịch ra gần 30 thứ tiếng và hơn tám triệu bản đã được bán ra thế giới. Cuốn sách là tác phẩm kinh điển về lịch sử nghệ thuật, nhập môn nghệ thuật thị giác dễ tiếp cận nhất dành cho mọi đối tượng độc giả. Ấn bản mới nhất vừa được ra mắt tại Việt Nam do dịch giả Lưu Bích Ngọc thực hiện dịch.

Bích Ngọc chia sẻ: “Tác giả E. H. Gombrich có cách tiếp cận và trình bày kiến thức dung dị, cuốn hút. Nếu độc giả nào đã đọc cuốn Lược sử Thế giới của ông (đã được ra mắt Việt Nam) hẳn sẽ thấy văn phong của ông dễ tiếp cận và không khô khan. Chúng ta không thiếu sách dẫn nhập về nghệ thuật, nhưng mình thấy có ít sách dẫn nhập có thể bao quát mà không sơ sài, cân bằng giữa tính hàn lâm và đại chúng. Khi đọc cuốn sách này, mình được khơi gợi nhiều cảm xúc, tri thức, mình mong muốn độc giả Việt Nam có thể tìm mua, được trải nghiệm giá trị đó. Đồng thời, tại thời điểm ấy, phía nhà xuất bản cũng muốn dịch mới lại cuốn sách nên mình bắt tay vào dịch”.

Dịch giả cuốn sách “Câu chuyện Nghệ thuật” và sự hiếu kỳ về Nghệ thuật ảnh 1

Lưu Bích Ngọc - Dịch giả cuốn sách Câu chuyện Nghệ thuật.

Thành công của bản dịch Câu chuyện Nghệ thuật là bước khởi đầu tốt đẹp, “đòn bẩy” của Bích Ngọc trên con đường tìm hiểu, chinh phục nghệ thuật. Bích Ngọc cho hay, tính dục, giới và nghệ thuật trừu tượng là những chủ đề cô quan tâm: “Theo mình, những chủ đề này không hề mơ hồ hay khó truyền đạt, mà ngược lại còn rất gần gũi với trải nghiệm của con người. Mọi người ngày càng cởi mở, đón nhận, tìm kiếm và sáng tạo về chúng. Đó cũng là lý do khiến quyển sách này thu hút đến vậy”.

Nghệ thuật thay ngôn từ

Khi làm việc với ngôn từ đến một mức độ nhất định, Bích Ngọc cảm thấy nó không còn đủ khả năng để cô bộc lộ, biểu đạt mọi thứ và đó là lúc cô tìm đến nghệ thuật. Ngọc cho rằng các hình thức, chất liệu, sự sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện những điều mà ngôn từ không thể diễn đạt, nghệ thuật đem đến một cách thức khác để tiếp cận, để hiểu và giao tiếp với thế giới. Hiện tại, Bích Ngọc đang theo học song ngành gồm ngành Khoa học Văn hóa và ngành Lịch sử Thị giác - Nghệ thuật tại trường ĐH Humboldt (Berlin, Đức). Bích Ngọc chọn học chúng bởi sự hiếu kỳ, muốn khám phá nghệ thuật và các chủ đề liên quan.

Dịch giả cuốn sách “Câu chuyện Nghệ thuật” và sự hiếu kỳ về Nghệ thuật ảnh 2

Bích Ngọc mong muốn độc giả Việt Nam có thể tìm mua, được trải nghiệm giá trị của cuốn sách.

“Mình không phải là người có “máu nghệ thuật” bẩm sinh, nhưng khi có cơ hội tiếp xúc nhiều, mình cảm thấy tác phẩm nghệ thuật đang "giao tiếp, trò chuyện" bằng một cách khác với mình. Càng đi sâu vào nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật đương đại, mình càng bị cuốn hút bởi điều mình không hiểu được. Trước đây, mình dựa vào giao tiếp, truyền đạt bằng ngôn từ là chính nên khi giao tiếp bằng những hình thức khác như hình ảnh, âm nhạc… khiến mình tò mò và muốn học để hiểu nó hơn”, cô nói.

Dịch giả cuốn sách “Câu chuyện Nghệ thuật” và sự hiếu kỳ về Nghệ thuật ảnh 3

Bích Ngọc cho rằng nghệ thuật thể hiện những điều mà ngôn từ không thể diễn đạt.

Trong tương lai, Bích Ngọc có nhiều dự định để đi sâu hơn trên hành trình tìm lời giải cho sự hiếu kỳ của cô về nghệ thuật. Cô dự định học thêm về Thực hành Nghệ thuật (thực hành với các chất liệu khác nhau) để tạo ra những tác phẩm khác. Cô sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật thông qua các hoạt động cụ thể liên quan đến xuất bản, dịch thuật, làm triển lãm, ứng dụng nghệ thuật trong các lĩnh vực như giáo dục, tâm lý học, giới và bình đẳng giới.

Bích Ngọc bày tỏ: “Mình muốn khám phá nghệ thuật đương đại từ góc nhìn đa ngành. Hiện tại, mình đang hỗ trợ thực hiện một triển lãm về phim tài liệu của các nhà làm phim nữ từ thập niên 70 đến 90 của thế kỷ trước sẽ diễn ra vào năm sau ở Berlin. Mình nghĩ, chúng ta còn phải làm rất nhiều để ai cũng có thể tiếp cận với nghệ thuật, để nghệ thuật không còn là chủ đề tầm cỡ, xa vời, lĩnh vực mà số ít người có thể hiểu”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dự án Trung Thu Cùng Bé Vùng Cao của cô bạn 'Bống Chè Bưởi'

Dự án Trung Thu Cùng Bé Vùng Cao của cô bạn 'Bống Chè Bưởi'

SVVN - “Bống Chè Bưởi” là biệt danh của cô bạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc, đang là học sinh lớp 11 tại Hà Nội. Năm 10 tuổi, Bảo Ngọc được nhiều khán giả yêu mến qua chương trình “Mặt trời bé con” với hình ảnh cô bé đến từ Tuyên Quang biết kinh doanh món chè bưởi như người lớn. Đến nay, Bảo Ngọc đã nấu chè và bán chè được gần 9 năm, dự án “Chè bưởi Bống nấu” của cô bạn còn gọi vốn thành công ở chương trình Shark Tank Việt Nam năm 2018.
Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

SVVN - Trong khi nhiều người trẻ chọn con đường đi tìm cái mới, cái hiện đại để nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thì vẫn có những người trẻ chọn hướng quay về với những giá trị xưa cũ của dân tộc: Chị Nguyễn Thị Kim Thủy và anh Nguyễn Hoàng Sơn (cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP. HCM), đồng sáng lập cửa hàng quà tặng văn hóa Khởi Đăng Tác Khí (KĐTK).
Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

SVVN - Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đặng Quốc Dũng (sinh năm 2000) hiện đang học Thạc sĩ ngành Giảng dạy Ngôn ngữ Anh tại trường Southern New Hampshire. Chàng trai gốc Hải Phòng còn được cộng đồng giáo viên, học sinh biết đến qua kênh TikTok “Dũng Đi Dạy” với những nội dung mang tính giáo dục cao liên quan đến việc dạy và học tiếng Anh.
Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

SVVN - Từng là nạn nhân của body shaming, bị bạn bè “chê bai, dè bỉu”, chàng trai Nolan với thân hình quá khổ, mang trong mình ước mơ nghệ thuật đã quyết tâm thay đổi, “lột xác” để theo đuổi ước mơ. Bên cạnh đó là những khó khăn vô cùng khác, nhưng cũng không thể “dập tắt” niềm đam mê nghệ thuật của bản thân Nolan.