Dùng tảo xử lý nước thải, nhóm sinh viên gọi vốn được hơn 300 triệu đồng

SVVN - Tại chương trình “Gọi vốn đầu tư CiC 2021” của Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo ĐHQG TP. HCM (IEC), nhóm sinh viên đến từ trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đã lọt Top 4 dự án gọi được vốn thành công, với 50 triệu đồng (cho 20% cổ phần), 150 triệu đồng vay không lãi suất trong thời hạn một năm, và được nhận 1.000 đôla từ Quỹ học bổng Cheers.

Trước đó, dự án mang tên “Futuristic Microalgae” - Vi tảo xử lý nước thải thủy sản, do Nguyễn Quốc Vương (lớp 17H5CLC, khoa Công nghệ Hóa) làm trưởng nhóm nghiên cứu, đã từng giành giải Nhất trị giá 160 triệu đồng tại cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh mới tại Việt Nam”, do Hiệp hội Doanh nghiệp Đức (GBA) tại Việt Nam và Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) tổ chức.

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết cần xử lý nước thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản của miền Trung, nhóm đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng vi tảo để làm trong, sạch nước thải, đạt các tiêu chí không gây ô nhiễm môi trường.

Nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản, trại chăn nuôi… luôn có nồng độ chất ô nhiễm cao. Nhưng việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải chỉ những nhà máy, trang trại quy mô lớn mới đủ điều kiện thực hiện. Phần lớn các cơ sở nhỏ chọn cách xả thẳng ra kênh rạch, sông suối, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Dùng tảo xử lý nước thải, nhóm sinh viên gọi vốn được hơn 300 triệu đồng ảnh 1

Nguyễn Quốc Vương (thứ 2, từ trái sang) cùng các bạn trong nhóm giành giải Nhất GBA.

Theo nhóm, sử dụng sinh vật để xử lý nước thải không còn lạ lẫm gì nữa nếu không muốn nói là đầy rẫy. Nhưng không hiểu vì sao vi tảo lại rất ít được sử dụng cho vấn đề này. Trong khi, nếu biết cách làm, không những tảo sẽ "xử lý" nước rất tốt mà ta còn tận dụng sinh khối thu được, một công đôi việc.

Nguyễn Quốc Vương chia sẻ: “Sự phát triền kinh tế trên toàn cầu ngày nay bên cạnh mặt tích cực, cũng gây ra mặt trái với những vấn đề như ô nhiễm môi trường hay cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Dự án của chúng mình tập trung nghiên cứu giải quyết vấn đề xử lý nước thải tại các nhà máy chế biến hải sản bằng công nghệ ứng dụng vi tảo”. Công nghệ này không chỉ đơn thuần là xử lý nước thải mà còn tạo ra được những lợi ích khác từ những sản phẩm của quá trình xử lý, mang lại như xăng sinh học biodiesel, hay thức ăn cho chăn nuôi.

Theo nhóm tác giả, sự độc đáp của ý tưởng này là nhờ li tâm, điện phân keo tụ tuyển nổi để có sinh khối tảo, sau 10 - 14 ngày là lớn nhất. Trường hợp sinh khối thu được có hàm lượng lipid cao, sẽ được sử dụng để sản xuất xăng sinh học. Trường hợp sinh khối thu được có hàm lượng lipid thấp thì vẫn có thể nén thành dạng viên dùng làm thức ăn cho chăn nuôi hoặc viên đốt nhiên liệu.

Sau quá trình xử lý nước thải, tảo còn được dùng để tạo ra những lợi ích kinh tế khác như làm thức ăn chăn nuôi (được nén dạng viên), nhiên liệu chất đốt hay biodiesel… Kết quả từ phòng thí nghiệm cho thấy từ 1m3 nước thải có thể thu được 1 kg sinh khối.

Theo Vương, cơ chế sinh trưởng của tạo tương tự một cây xanh, hút CO2 và nhả ra O2. Điểm cộng của đề tài là không đơn thuần tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải thủy sản mà lượng sinh khối thu được còn sử dụng để tạo ra nhiều lợi ích khác như: biodiesel, thức ăn chăn nuôi, chất đốt...

Dùng tảo xử lý nước thải, nhóm sinh viên gọi vốn được hơn 300 triệu đồng ảnh 2

Nhóm tác giả đã gọi vốn thành công hơn 300 triệu đồng để phát triển dự án. Ảnh: Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng)

“Với quy mô, nhu cầu chế biến thuỷ sản từ các nhà máy để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hiện nay và trong tương lai gần, dự án sẽ đem lại hiệu quả kép vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm nước thải, bảo vệ môi trường, vừa đem lại nguồn thu nhập từ sản phẩm tảo”, Nguyễn Quốc Vương cho biết.

Không chỉ vậy, Vương còn nhận định: “Trong thời điểm hiện nay và tương lai, khi các nhà máy thủy sản được xây dựng nhiều, quy mô lớn, việc nuôi trồng vi tảo để xử lý nước thải là cần thiết và mang lại hiệu quả kép là vừa xử lý môi trường ô nhiễm, vừa đem lại thu nhập từ sản phẩm tảo

Mới đây, thêm một tin vui với nhóm khi đề tại lại giành thêm giải Nhất tại cuộc thi khởi nghiệp "Light up your creativity” năm 2021 do Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức. Với số vốn kêu gọi được, nhóm sẽ bắt tay vào phát triển dự án ở quy mô lớn hơn và tiếp cận rộng rãi các doanh nghiệp.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

SVVN - Tiếp nối thành công năm thứ nhất, Coca-Cola Việt Nam phối hợp cùng báo Tiền Phong tiếp tục triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" năm thứ hai tại các trường đại học tại TP.HCM. Chương trình mong muốn đem đến nguồn cảm hứng cho người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ hình thành thói quen thu gom chai, lon đã qua sử dụng và gửi đi tái chế, vì một thế giới không rác thải.
Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.