Sinh viên nghiên cứu giải pháp xanh cho ngành thủy sản ở Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Sinh viên nghiên cứu giải pháp xanh cho ngành thủy sản ở Việt Nam
SVVN - Đề án Chế phẩm tảo nguyên liệu ATER được thực hiện dự trên thực trạng chất lượng tôm nuôi chưa đạt các tiêu chí về chất lượng dẫn đến việc xuất khẩu tôm của Việt Nam giảm, cùng với với tàn dư kháng sinh trong tôm thành phần.

Tại vòng Chung kết cuộc thi Sáng tạo trẻ Bách khoa 2020, đề tài nghiên cứu do nhóm sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên môi trường thuộc trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã xuất sắc lọt Top 10 đội xuất sắc nhất và dành giải 3 chung cuộc.

Trải qua 3 vòng thi gay cấn, đề án Chế phẩm tảo nguyên liệu ATER của nhóm sinh viên Lê Thị Ngọc Châu, Huỳnh Đỗ Đạt, Trần Tấn Dũng do ThS Trần Thành hướng dẫn thuộc khoa Kỹ thuật thực phẩm môi trường đã lọt top 10 đội xuất sắc nhất và dành giải 3 chung cuộc. Với kết quả này, trường ĐH Nguyễn Tất Thành là trường đại học ngoài công lập duy nhất của khu vực phía Nam chinh phục sân chơi Sáng tạo trẻ Bách khoa năm 2020.

Sinh viên nghiên cứu giải pháp xanh cho ngành thủy sản ở Việt Nam ảnh 1

Sinh viên nghiên cứu giải pháp xanh cho ngành thủy sản ở Việt Nam.

Đề án Chế phẩm tảo nguyên liệu ATER được thực hiện dự trên thực trạng chất lượng tôm nuôi chưa đạt các tiêu chí về chất lượng dẫn đến việc xuất khẩu tôm của Việt Nam giảm, cùng với với tàn dư kháng sinh trong tôm thành phần. Dưới sự hướng dẫn của ThS Trần Thành, nhóm ATER gồm Lê Thị Ngọc Châu, Huỳnh Đỗ Đạt, Trần Tấn Dũng mong muốn mang đến những giải pháp xanh cho ngành thủy sản ở Việt Nam, giúp cho thủy sản hướng đến chất lượng cao và tiếp cận những thị trường cao cấp. ATER không chỉ hướng đến cung ứng trong nước mà còn tham vọng đồng hành cùng nông dân Việt Nam phủ sóng thị trường nước ngoài với thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Trước đó, đề án Chế phẩm tảo nguyên liệu ATER đã từng đạt các giải thưởng: Giải Nhất cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp NTTU STARTUP OPENDAY năm 2019; Giải khuyến khích chung cuộc, cuộc thi SV.STARTUP 2018; Huy chương Đồng cuộc thi liên hoan tuổi trẻ sáng tạo, thiết kế, sáng tạo và ứng dụng năm 2019.

Cuộc thi Sáng tạo trẻ Bách khoa do trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức thường niên nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo trong sinh viên, kỹ năng kết nối tư duy đa lĩnh vực hướng tới việc tạo ra các ý tưởng và sản phẩm thiết thực, các giải pháp quản lý đổi mới sáng tạo có tiềm năng khởi nghiệp. Với chủ đề “Smart up for life”, cuộc thi hướng tới các sản phẩm ứng dụng có khả năng khởi nghiệp phục vụ cho cuộc sống như giao thông, giáo dục, môi trường, biển đảo, công nghiệp, nông nghiệp, y tế.

Vòng Đối đầu của cuộc thi Sáng tạo trẻ Bách khoa 2020 diễn ra vào cuối tháng 10/2020 với sự góp mặt của 21 đội thi, chia thành 10 vòng đấu trực tiếp, mỗi vòng hai đội, riêng vòng cuối là ba đội.

Trong chặng đường của cuộc thi kéo dài trên 6 tháng, Ban Tổ chức đã tiến hành các hoạt động đào tạo, hướng dẫn cho các đội thi từ giai đoạn viết ý tưởng đến hoàn thiện đề án, triển khai đề án với sự hỗ trợ nhiệt tình từ các diễn giả có uy tín về sáng tạo và khởi nghiệp. Đồng thời, các nhóm sẽ được hỗ trợ kỹ thuật từ các mentor từ các trường đại học, các trung tâm khởi nghiệp.

Sau vòng đối đầu, 6 đội thi đến từ các trường: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, ĐH Thủy Lợi đã góp mặt tại vòng chung kết. Các đề tài, sáng kiến góp mặt tại vòng chung kết theo đánh giá của Ban tổ chức đều có ý nghĩa xã hội cao như sáng kiến “Chế phẩm tảo nguyên liệu ATER” của nhóm sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành, “Máy đan giỏ” của nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, “Vật liệu xây dựng làm từ rác thải nhựa” của nhóm sinh viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM...

Với đề tài nghiên cứu: "Ứng dụng sóng hồng ngoại trong cảnh báo sớm bình truyền dịch trong y tế", nhóm BK307, trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã đoạt giải Nhất chung cuộc.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

SVVN - Ngày 28/11/2023, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức khai mạc “Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số 2023”. Tuần lễ tạo môi trường và không gian tìm hiểu, giao lưu, quảng bá các dự án đang được nhà trường ươm tạo, các dự án khởi nghiệp thành công của cựu sinh viên và các đề tài nghiên cứu tiêu biểu của sinh viên trường.
PGS.TS Hoàng Tùng là tân Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

PGS.TS Hoàng Tùng là tân Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

SVVN - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội vừa long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2019-2024. Trước đó, ngày 8/11/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành Quyết định Công nhận PGS.TS Hoàng Tùng – Phó Hiệu trưởng giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, nhiệm kỳ 2019-2024.