Ghi chép ư? Xưa rồi! Chụp ảnh bài giảng mới là cách học đang "dậy sóng"

Ghi chép ư? Xưa rồi! Chụp ảnh bài giảng mới là cách học đang "dậy sóng"
SVVN - Tất cả những gì giáo viên viết lên bảng nhanh chóng được 'chép' lại trong tích tắc. Chỉ cần chụp, chụp và chụp thì thầy cô có ghi gì, ghi bao nhiêu cũng không còn quan trọng.Chụp ảnh bài giảng thì nhanh đấy, nhưng bạn có bao giờ xem lại?

Xưa kia đi học, nhìn đứa nào cũng tay xách nách mang cả đống sách vở rồi đồ dùng học tập đủ loại. Giờ nhìn lại sao mà nhẹ nhàng quá, chỉ cần mang 1 quyển vở, 1 cái bút cùng một chiếc điện thoại là đã sống sót qua vài tiết học rồi.

Bài giảng hay slide giáo viên cũng đã gửi trước, thay vì in ra và mang tới lớp, nhiều sinh viên đã mang cả một "bầu trời tri thức" là chiếc điện thoại, hay iPad đến lớp học để tiện cho việc "tìm kiếm thông tin". Tất cả những gì được giáo viên ghi chép trên bảng cũng nhanh chóng được 'chép' lại trong một tích tắc. Chỉ cần chụp, chụp và chụp thì thầy cô có ghi gì, ghi bao nhiêu cũng không còn quan trọng.

Một giáo viên dạy tại một trường đại học ở Hà Nội dí dỏm nhận xét: "Các anh chị giờ đi học theo kiểu 3C: Chơi - Chụp - Chép. Lúc học thì mải chơi, lúc ghi chép thì lại chụp ảnh, lúc kiểm tra lại chép lấy chép để tài liệu".

Ghi chép ư? Xưa rồi! Chụp ảnh bài giảng mới là cách học đang "dậy sóng" ảnh 1
Hình ảnh không mấy xa lạ với sinh viên hiện nay.
Ghi chép ư? Xưa rồi! Chụp ảnh bài giảng mới là cách học đang "dậy sóng" ảnh 2
Tưởng đưa điện thoại chụp ảnh, hóa ra lại chơi game thế này!

Tiện lợi là thế, nhưng không biết được bao nhiêu phần trăm trong số đó chịu mở ảnh ra xem lại hôm nay đã học những gì? Có khi máy báo bộ nhớ đầy còn tiện tay xóa đi ấy chứ!

Nhiều bạn cũng tỏ ra đồng cảm với việc này, một tài khoản Facebook cho hay: "Mình chụp mấy trăm tấm mà chẳng khi nào mở ra xem lại. Đến lúc ôn thi kiểm tra kiểu gì cũng phải mượn tài liệu của bạn để học".

"Chụp ảnh đã là gì, mình đây chán chụp, chán nghe còn ghi âm lại hết bài giảng, cuối cùng thì cũng giống nhau cả thôi", tài khoản B.T cho hay.

Facebook H.T cũng góp vui bằng comment: "Trên lớp lúc nào cũng tự nhủ rằng sẽ về xem lại, nhưng gần 2 tháng đi học vẫn chưa mở ra xem lại lần nào".

Dẫu biết việc sử dụng smartphone để học tập là hữu ích, nhưng vô hình lại tạo ra những thói quen xấu, ỉ lại, lười biếng cho sinh viên. Cho dù là thời đại 4.0 hay gì đi chăng nữa, ghi chép bài vẫn là cách hiệu quả nhất để ghi nhớ kiến thức cũng như tôn trọng giáo viên đang giảng bài.

Theo http://hoahoctro.vn
MỚI - NÓNG
Phát động phong trào ‘Bình dân học vụ số’ và ra mắt nền tảng đào tạo quốc gia
Phát động phong trào ‘Bình dân học vụ số’ và ra mắt nền tảng đào tạo quốc gia
SVVN - Chiều 26/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' và ra mắt nền tảng đào tạo tập huấn quốc gia. Đây là bước đi quan trọng nhằm phổ cập tri thức số, trang bị kỹ năng công nghệ cho người dân, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trên cả nước.

Có thể bạn quan tâm

 Thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường Đại học

Thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường Đại học

SVVN - Ngày mai, 22/03, “Cuộc thi sân khấu hóa văn học Hàn Quốc 2025” do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức với sự phối hợp tham gia của các khoa tiếng Hàn Quốc, Hàn Quốc học đến từ các trường Đại học trong khu vực Hà Nội sẽ được diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ về chiến lược phát huy hiệu quả của truyền thông trong tuyển sinh tại trường USTH

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ về chiến lược phát huy hiệu quả của truyền thông trong tuyển sinh tại trường USTH

SVVN - Mới đây, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng ban Sinh Viên – Hoa Học Trò, báo Tiền Phong đã có buổi chia sẻ với nhân sự đang làm truyền thông và tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) về chủ đề Chiến lược làm việc hiệu quả với báo chí trong truyền thông và tuyển sinh.
Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

SVVN - Vượt qua những ngày dài từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm mưu sinh, rồi lại thức trắng đến 2-3 giờ sáng ôn thi, Nguyễn Tuyết Nhung (sinh năm 2005, Thanh Hóa) đã chạm đến giảng đường đại học với danh hiệu Thủ khoa Sư phạm Tiểu học, Á khoa khối C trường ĐH Đồng Nai.