‘Green Choice’: Hành trình từ chất thải đến giá trị bền vững

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Giữa không khí sôi động và tinh thần đổi mới của cuộc thi ‘STARTUP UTH 2024’, do trường ĐH Giao thông Vận tải TP. HCM tổ chức, nhóm 'Green Choice' (trường ĐH Nguyễn Tất Thành) đã để lại dấu ấn sâu sắc khi giành giải Á quân và giải thưởng 'Đội thi được yêu thích nhất'.

Thành viên của nhóm ‘Green Choice’ gồm: Khuất Hồng Trúc Vy (ngành Quản trị Kinh doanh – NIIE); Tống Minh Tiến (ngành Thiết kế đồ họa, khoa Kiến trúc – Nội thất – Mỹ thuật ứng dụng); Huỳnh Tuấn Khanh (ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học – Viện Ứng dụng công nghệ và Phát triển bền vững).

Hành trình từ chất thải đến giá trị bền vững

Cuộc thi có chủ đề: “Digital Ecosystems for a Green Future – Hệ sinh thái kỹ thuật số cho một tương lai xanh” nhằm nhấn mạnh tiềm năng của công nghệ kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi sang một tương lai bền vững và thân thiện với môi trường hơn.

Đến với cuộc thi, các bạn sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã mang dự án “The Green Journey from Waste to Sustainable Value – Hành trình từ chất thải đến giá trị bền vững", do ThS Trần Thành (Viện Nghiên cứu và phát triển sinh học nông nghiệp tiên tiến) hướng dẫn, đã xuất sắc giành giải Á quân chung cuộc (Giải Sáng tạo nổi bật).

“The Green Journey from Waste to Sustainable Value” là sự kết hợp giữa sáng tạo và thực tiễn, lấy ý tưởng từ một vấn đề rất Việt Nam là tái chế rác thải nông nghiệp, đặc biệt là vỏ sầu riêng – loại rác thải khó xử lý và thường bị bỏ phí. Bằng việc sử dụng chế phẩm sinh học mang tên Duriobio, nhóm đã phát triển thành công quy trình xử lý vỏ sầu riêng thành phân bón hữu cơ. Không dừng lại ở đó, nhóm còn áp dụng công nghệ sấy thăng hoa để sản xuất sầu riêng sấy khô, vừa giữ trọn dưỡng chất, vừa nâng cao giá trị thương mại của loại quả này.

‘Green Choice’: Hành trình từ chất thải đến giá trị bền vững ảnh 1

Ba thành viên của nhóm dự án.

“Chúng mình không chỉ muốn tạo ra một sản phẩm, mà còn mong muốn xây dựng một chuỗi giá trị tuần hoàn, nơi mỗi phần của quả sầu riêng đều mang lại lợi ích kinh tế và môi trường”, Trúc Vy (thành viên dự án) chia sẻ.

Câu chuyện đằng sau dự án

Dự án 'Green Choice' không phải là một hành trình dễ dàng. Với cấu trúc cứng và khó phân hủy, vỏ sầu riêng đặt ra một thách thức lớn cho nhóm trong việc tìm ra vi sinh vật và điều kiện phù hợp để rút ngắn thời gian xử lý. Thêm vào đó, việc đầu tư vào thiết bị công nghệ cao, đặc biệt là máy sấy thăng hoa, cũng là một bài toán khó, khi nguồn vốn của nhóm còn hạn chế.

‘Green Choice’: Hành trình từ chất thải đến giá trị bền vững ảnh 2

Nhóm bảo vệ trước Ban Giám khảo cuộc thi ‘STARTUP UTH 2024’.

“Có những lúc tưởng chừng bế tắc, nhưng chúng mình luôn kiên trì thử nghiệm và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia”, Minh Tiến (thành viên dự án) nhớ lại.

Với sự hướng dẫn từ các cố vấn: ThS Trần Thành và mentor đỡ đầu TS Lê Thị Ánh Hồng – Viện Sinh học nhiệt đới, nhóm không chỉ giải quyết được vấn đề kỹ thuật mà còn hiểu sâu hơn về giá trị bền vững mà dự án mang lại.

Tuấn Khanh (thành viên nhóm) chia sẻ thêm: “Dự án này không chỉ là để tham gia một cuộc thi. Mỗi khi nhìn thấy thành phẩm từ phân bón hữu cơ đến sầu riêng sấy, chúng mình cảm nhận được ý nghĩa của công việc đang làm. Nó không chỉ giúp ích cho môi trường mà còn có thể thay đổi cách người nông dân xử lý rác thải”.

‘Green Choice’: Hành trình từ chất thải đến giá trị bền vững ảnh 3

Nhóm giành giải Á quân cuộc thi ‘STARTUP UTH 2024’.

Ngoài thành tích Á quân chung cuộc, ‘Green Choice’ còn xuất sắc dành được giải thưởng "Đội thi được yêu thích nhất". Điều làm nên thành công đó không chỉ nằm ở ý tưởng sáng tạo, hay công nghệ tiên tiến mà còn là cách các bạn kết nối với cộng đồng. Nhóm đã sử dụng mạng xã hội như một cầu nối để chia sẻ câu chuyện của mình, từ những thử thách trong phòng thí nghiệm đến giá trị mà sản phẩm mang lại cho môi trường. Các bạn tổ chức các buổi giới thiệu trực tuyến, nơi khán giả được tận mắt nhìn thấy quy trình sản xuất và đặt câu hỏi trực tiếp với nhóm.

“Chúng mình muốn mọi người cảm nhận được rằng, việc tái chế không chỉ là trách nhiệm mà còn có thể mang lại niềm vui và lợi ích thực sự”, Trúc Vy chia sẻ.

Bước tiến mới cho tương lai

Sau cuộc thi, ‘Green Choice’ không dừng lại ở thành công hiện tại. Nhóm đang tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm và chuẩn bị đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Điều này sẽ là nền tảng để các bạn hợp tác với các doanh nghiệp nông nghiệp và mở rộng quy mô sản xuất. Nhóm cũng đặt mục tiêu phát triển thêm các chế phẩm sinh học từ các loại rác thải nông nghiệp khác, nhằm tạo ra một danh mục sản phẩm đa dạng hơn.

“Chúng tôi muốn ‘Green Choice’ không chỉ là một dự án khởi nghiệp mà còn là một phần của trào lưu sống xanh. Bằng cách kết hợp công nghệ hiện đại và sự sáng tạo, chúng mình tin rằng có thể thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về rác thải nông nghiệp”, Minh Tiến khẳng định.

‘Green Choice’: Hành trình từ chất thải đến giá trị bền vững ảnh 4
Hiện tại, nhóm đang mang dự án “The Green Journey from Waste to Sustainable Value” đến với cuộc thi ‘Sáng tạo trẻ 2024’ do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức và may mắn lọt vào Top 5 các dự án xuất sắc nhất.

Qua cuộc thi ‘STARTUP UTH 2024’, ‘Green Choice’ cho biết, nhóm đã học được nhiều bài học quý giá từ quản lý dự án, làm việc nhóm cho đến việc phát triển sản phẩm. Một trong những bài học lớn nhất là việc lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dùng và các mentor. Điều này giúp nhóm liên tục cải tiến sản phẩm và quy trình sản xuất, đảm bảo dự án phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững hơn.

MỚI - NÓNG
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế: Đột phá trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế: Đột phá trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
SVVN - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi diện mạo ngành y tế Việt Nam, mang đến những giải pháp đột phá trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các bệnh mạn tính. Tại Tọa đàm 'Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế' ngày 6/12, các chuyên gia đầu ngành đã hé lộ những ứng dụng tiên tiến của AI, từ tầm soát ung thư, nội soi tiêu hóa đến điều trị suy tim.

Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.
Bí quyết thành công của ThS Vũ Ngọc Quý trong giảng dạy và cuộc sống

Bí quyết thành công của ThS Vũ Ngọc Quý trong giảng dạy và cuộc sống

SVVN - Đằng sau mỗi bài giảng về Điện tử – Viễn thông hay Kỹ thuật Máy tính, ThS Vũ Ngọc Quý không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi gợi niềm đam mê và tinh thần chủ động cho sinh viên. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, anh chia sẻ những bài học quý giá về cách thức biến lý thuyết thành hành động thực tế, giúp sinh viên không chỉ học mà còn áp dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống và nghề nghiệp.
Làm sao để sinh viên không trở thành nạn nhân của lừa đảo online?

Làm sao để sinh viên không trở thành nạn nhân của lừa đảo online?

SVVN - Lừa đảo qua mạng đang trở thành một trong những mối nguy hại lớn nhất với sinh viên, đặc biệt là những ai thiếu kinh nghiệm trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Trong chương trình tuyên truyền tại Ký túc xá Ngoại ngữ (Trung tâm hỗ trợ sinh viên, ĐHQG Hà Nội), các chuyên gia là công an đã chia sẻ những chiêu trò tinh vi của kẻ lừa đảo và cách để sinh viên phòng tránh, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của mình khỏi những mánh khóe trên không gian mạng.
Nguyễn Tấn Phong - sinh viên xuất sắc nhất Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2024 nhận thưởng 150 triệu đồng

Nguyễn Tấn Phong - sinh viên xuất sắc nhất Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2024 nhận thưởng 150 triệu đồng

SVVN - Tối 28/11 tại Hà Nội, giải thưởng cao nhất CSC Award 2024 'Vì thế hệ tương lai' do Quỹ Hỗ trợ Sinh viên tài năng ngành Xây dựng (FSC) phối hợp với Trường Đại học Xây dựng tổ chức được trao cho sinh viên Nguyễn Tấn Phong (lớp 66XF khoa Xây dựng dân dụng & Công nghiệp). Tấn Phong giành giải thưởng CSC Award sau 2 lần được đề cử liên tiếp, sở hữu nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học.